Ngày nay, viêm da dị ứng ở trẻ em có xu hướng phát triển trước khi trẻ được 5 tuổi và sẽ kéo dài đến tuổi thanh thiếu niên. Tình trạng này khiến da bị ngứa, đỏ và bong tróc vảy
- Chữa viêm họng cùng các chuyên gia Dược Sài Gòn
- Điều dưỡng Sài Gòn tư vấn bệnh vẩy nến và phác đồ điều trị
- Điều dưỡng Sài Gòn tư vấn cách điều trị bệnh Gout

Cùng các Bác sĩ – Giảng viên trường Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG Ở TRẺ EM
Trẻ nhỏ có làn da rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi mồ hôi, nhiệt độ, quần áo thô hoặc chất tẩy rửa. Mặc dù nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da dị ứng vẫn chưa được xác định.
Ngoài ra, bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết một số tác nhân sau đây có thể góp phần làm tăng nguy cơ ở trẻ em, bao gồm:
- Di truyền: Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh dị ứng hoặc hen suyễn thì sẽ làm tăng khả năng viêm da dị ứng ở trẻ.
- Hệ thống miễn dịch: Trẻ sinh thiếu tháng hoặc hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện có thể ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da và dễ gây dị ứng.
- Các yếu tố kích ứng bên ngoài: Bao gồm thời tiết nóng, không khí lạnh khô, ô nhiễm, khói bụi, phấn hoa,… đều có thể làm tăng nguy cơ viêm da dị ứng.
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG Ở TRẺ EM
Dấu hiệu viêm da dị ứng ở trẻ em có thể xuất hiện và biến mất một cách đột ngột. Các triệu chứng ở trẻ sơ sinh thường ảnh hưởng đến da đầu, da mặt, khuỷu tay và đầu gối. Ở trẻ lớn hơn, các triệu chứng thường xảy ra ở cổ tay, bàn tay, mặt trong khuỷu tay, đầu gối, hai bên cổ, xung quanh miệng. Các triệu chứng có thể không giống nhau ở mỗi trẻ. Tuy nhiên, chúng thường bao gồm:
- Da khô và bị bong vảy
- Ngứa hoặc rất ngứa
- Nổi mẩn đỏ hoặc sưng nhẹ
- Da bị dày lên
- Mẩn đỏ có thể bị nổi cộm lên trên da và rò rỉ dịch hoặc chất lỏng nếu bị trầy xước
- Xuất hiện vết sần sùi, đặc biệt là ở mặt, mí mắt, xung quanh tai
Một số bệnh viêm da có thể có các triệu chứng giống nhau, do đó hãy đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị hợp lý.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG Ở TRẺ EM
Hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm da dị ứng. Việc điều trị chỉ nhằm mục đích khắc phục các cơn ngứa ngáy hoặc ngăn chặn bệnh tái phát. Ở trẻ em, điều trị thường phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:
Tắm đúng cách
Đối với một số trẻ, việc tắm quá thường xuyên (nhiều hơn 3 lần / ngày) có thể dẫn đến tình trạng khô da. Điều này làm da dễ bị kích ứng và bị ngứa. Tuy nhiên, đối với trẻ bị dị ứng với môi trường, phấn hoa, lông động vật,… cần được tắm rửa, vệ sinh thân thể thường xuyên hơn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các tác nhân kích ứng. Dưỡng ẩm ngay sau tắm để khóa ẩm và hạn chế khô da.
Một số điều cần lưu ý khi tắm cho trẻ bao gồm:
- Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng hoặc xà phòng dành riêng cho trẻ. Không sử dụng sản phẩm của người trưởng thành cho trẻ em.
- Tắm trong vòng 10 – 15 phút bằng nước ấm vừa phải. Nước quá nóng có thể gây kích ứng da.
- Lau khô người bằng khăn mềm, không chà xát làm tổn thương da.
- Thoa kem dưỡng dành riêng cho bé trong vòng 3 phút sau khi tắm xong.
Dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm là điều rất quan trọng trong việc điều trị các bệnh viêm da. Do đó hãy thoa kem dưỡng ẩm cho bé sau khi tắm hoặc sau khi thoa các loại thuốc điều trị. Điều này cho phép da hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để chọn sản phẩm phù hợp nhất.
Kem dưỡng ẩm cần được sử dụng thường xuyên, ngay cả khi các triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ đã thuyên giảm. Thoa kem ít nhất 2 lần mỗi ngày để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.
Điều trị bằng thuốc
Nếu tình trạng viêm da làm bé khó chịu, quấy khóc hoặc các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê một toa thuốc điều trị bệnh. Các loại thuốc bao gồm:
- Kem Steroid thoa ngoài da
- Thuốc kháng Histamine
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc điều hòa hệ thống miễn dịch

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG Ở TRẺ EM
Bác sĩ giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết, hiện tại không có biện pháp điều trị dứt điểm viêm da dị ứng. Tuy nhiên bệnh có xu hướng tự cải thiện hơn khi trưởng thành. Ngoài ra, có một số biện pháp phòng bệnh, bao gồm:
- Tránh các tác nhân gây dị ứng như vải len, xà phòng, hóa chất, phấn hoa, lông thú cưng,… đều có thể tăng khả năng viêm da dị ứng ở trẻ.
- Tránh làm trầy xước da bằng cách cắt ngắn móng tay của trẻ để hạn chế việc gãi, cào làm tổn thương da. Trầy xước da có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng da.
- Tắm nước ấm thay vì nước nóng. Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm để khóa ẩm cho da.
- Cho trẻ mặc quần áo bằng chất liệu mềm mại, thoáng khí. Tránh các loại vải len hoặc vải thô vì chúng có thể kích ứng da của bé.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí để hạn chế vấn đề khô da. Hạn chế cho bé thực hiện các hoạt động gây đổ nhiều mồ hôi.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc