Hiện tượng đau nhức trong xương chân là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý như viêm khớp gối, thoát vị đĩa đệm thắt lưng, loãng xương… nếu không kiểm soát tốt cho thể dẫn đến tàn phế suốt đời
- Tìm hiểu về bệnh Tiểu đường cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
- Tư vấn hạn chế tình trạng béo phì ở trẻ em từ Điều dưỡng Sài Gòn
- Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ về tai biến mạch máu não

Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn đọc về hiện tượng đau nhức xương chân!
HIỆN TƯỢNG ĐAU NHỨC XƯƠNG CHÂN
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định, đau nhức trong xương ống chân là một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về xương khớp. Trong đó, phổ biến nhất là các căn bệnh sau:
- Loãng xương
- Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Bệnh gút
- Bệnh viêm khớp gối
- Thoái hóa khớp
- Bệnh ung thư xương
- Các bệnh lý khác ngoài khớp: Bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, bệnh xơ vữa động mạch
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị đau nhức trong xương ống chân cũng là bệnh. Đôi khi hiện tượng này có thể xuất phát từ những thói quen thông thường dưới đây:
- Thời tiết chuyển mùa
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
- Đau nhức trong xương ống chân do bị chấn thương: Các chấn thương do tại nạn, té ngã hoặc chịu lực tác động mạnh có thể gây tổn thương xương chân kèm theo những cơn đau nhức xuất hiện trong thời gian dài.
- Thiếu chất dinh dưỡng:Chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi và vitamin D khiến bạn có nguy cơ gặp nhiều vấn đề về xương khớp, trong đó bao gồm cả chứng đau nhức xương chân. Nguyên nhân này thường được bắt gặp ở chị em phụ nữ có thai hoặc sau sinh.
- Do xương và sụn phát triển quá nhanh
CHẨN ĐOÁN HIỆN TƯỢNG ĐAU NHỨC TRONG XƯƠNG CHÂN?
Các biện pháp chẩn đoán khi bạn xuất hiện hiện tượng đau nhức trong xương chân có thể kể đến là:
- Chụp X-quang: Kỹ thuật viên Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh Y học Sài Gòn cho biết, chụp Xquang giúp phát hiện ra được những tổn thương trong cấu trúc của xương khớp ở chân cũng như các phần mềm xung quanh như cơ, dây chằng.
- Chụp MRI: Phương pháp này có thể giúp phát hiện ra bệnh thoát vị đĩa đệm cũng như các căn bệnh khác, đồng thời cho phép bác sĩ đánh giá được mức độ thiệt hại của xương.
- Xét nghiệm máu: Sự gia tăng bất thường của tế bào bạch cầu trong máu chứng tỏ khớp đang bị viêm, nhiễm trùng.
- Kiểm tra axit uric: Kỹ thuật này được dùng để chẩn đoán bệnh gút. Nếu axit uric trong máu vượt ngưỡng cho phép thì bệnh gút có thể là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức trong xương chân.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG ĐAU NHỨC TRONG XƯƠNG
Điều trị đau nhức trong xương chân
Các loại thuốc tây thường được bác sĩ chỉ định để điều trị đau nhức trong xương chân:
- Thuốc giảm đau: Thông dụng nhất là Paracetamol hay Efferalgan. Chúng được sử dụng cho các trường hợp bị đau cấp tính ở mức độ nhẹ trong một đợt ngắn ngày.
- Thuốc chống viêm không chứa steroid: Naproxen, Ibuprofen hay Diclofenac. Ngoài tác dụng kháng viêm, nhóm thuốc này còn giúp giảm đau. Dùng thích hợp khi có biểu hiện sưng viêm ở khu vực đau.
- Thuốc Corticoid: Thuốc có tác dụng kháng viêm mạnh nhưng lại nhiều tác dụng phụ nên chỉ định dùng cho các trường hợp bị nặng theo đường tiêm ngoài màng cứng.
- Thuốc làm giãn cơ: Bao gồm Myonal hay Mydocalm. Chúng giúp giảm đau bằng cách làm giãn các cơ ở khu vực bị đau.

Khắc phục chứng đau nhức trong xương chân
Để khắc phục chứng đau nhức trong xương chân bạn cần:
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như thịt, cá, ngũ cốc, tôm, cua, các loại hạt, đậu phụ để xương chân chắc khỏe và bớt bị chấn thương. Hạn chế tiêu thụ bia rượu và các chất kích thích trong thời gian bị bệnh.
- Không làm việc quá sức, nghỉ ngơi nhiều hơn trong những ngày xương ống chân bị đau nhức. Sau mỗi giờ làm việc bạn nên dành ra vài phút xoa bóp chân để kích thích lưu thông máu và giúp cơ bắp chân được thư giãn.
- Tránh các bộ môn thể thao có cường độ vận động mạnh hoặc gây áp lực nhiều đến đôi chân như đá bóng, tennis. Thay vì vậy, bạn có thể tập các môn nhẹ nhàng vừa sức như ngồi thiền, đi bộ, bơi lội hay tập dưỡng sinh… Chúng vừa giúp nâng cao sức khỏe, vừa cũng cố độ linh hoạt, chắc khỏe cho xương chân, đồng thời tăng cường đưa máu đến nuôi dưỡng khu vực tổn thương ở chân. Nhờ vậy cơn đau nhức mới nhanh chóng bị đẩy lùi. Trước khi tập luyện cần chú ý khởi động thật kỹ để hạn chế chấn thương trong lúc chơi thể thao.
- Không để đầu óc bị căng thẳng, stress. Tâm lý không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến thần kinh trung ương và khiến cơn đau trong xương ống chân trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chườm lạnh, chườm nóng vào khu vực bị đau mỗi ngày 2 – 3 lần cũng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn
- Thay vì tắm nước lạnh, hãy dùng nước ấm để tắm rửa hàng ngày. Thói quen này giúp toàn bộ cơ thể được thư giãn, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Như vậy sẽ giúp xương chân bớt đau và khỏe mạnh hơn.
- Tránh đứng một chỗ lâu hoặc đi lại quá nhiều làm gia tăng áp lực lên xương ống chân
Trên đây là những thông tin về hiện tượng đau nhức trong xương chân được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc