Với đặc tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng và giải độc, lá hẹ thường được áp dụng trong bài thuốc điều trị nhiễm trùng ống tai giữa.
- Tìm hiểu biện pháp phòng ngừa đột quỵ cùng Điều dưỡng Sài Gòn
- Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn chia sẽ về biện pháp điều trị đột quỵ
- Tìm hiểu về chứng bệnh Viêm bao hoạt dịch cùng Điều dưỡng Sài Gòn

CÔNG DỤNG CỦA LÁ HẸ ĐỐI VỚI BỆNH VIÊM TAI GIỮA?
Lá hẹ (cửu thái, khởi dương thảo,…) thuộc họ Hành. Lá hẹ được sử dụng để làm thực phẩm và làm thuốc. Với đặc tính thanh nhiệt, giảm sưng và cầm máu, lá hẹ được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau – trong đó có bệnh viêm tai giữa.
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, viêm tai giữa là bệnh lý tai mũi họng khá phổ biến. Bệnh hình thành do vi khuẩn xâm nhập vào ống tai giữa và gây nhiễm trùng. Ngoài việc dùng thuốc Tây y, một số người bệnh đã lựa chọn các cách chữa dân gian để cải thiện và kiểm soát triệu chứng.
Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ là cách điều trị được dân gian lưu truyền. Cách chữa này tận dụng các tác dụng dược lý của lá hẹ để làm giảm sưng nóng, đỏ rát và ngứa ngáy ở tai.
Ngoài ra, thành phần Odorin trong thảo dược này còn có khả năng kháng sinh mạnh đối với tụ cầu và một số vi khuẩn khác. Vì vậy dùng lá hẹ chữa viêm tai giữa còn có khả năng hạn chế mức độ nhiễm trùng và cải thiện các triệu chứng khó chịu.
Mặc dù cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ đã được lưu truyền lâu đời và được nhiều người áp dụng, tuy nhiên tính hiệu quả và mức độ cải thiện của phương pháp này vẫn chưa được chứng minh. Để tránh các rủi ro khi điều trị, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
HƯỚNG DẪN 3 CÁCH CHỮA VIÊM TAI GIỮA BẰNG LÁ HẸ?
Bài thuốc từ lá hẹ tươi: Bài thuốc này có cách thực hiện đơn giản, có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Chuẩn bị: 50g lá hẹ tươi
Thực hiện:
- Đem lá hẹ ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút
- Rửa sạch và để ráo
- Sau đó đem giã nát và vắt lấy nước
- Dùng lá hẹ nhỏ trực tiếp vào tai, mỗi lần từ 2 – 3 giọt
Thực hiện bài thuốc từ lá hẹ tươi 2 – 3 lần/ ngày trong 7 – 10 ngày liên tục để làm giảm nhiễm trùng ở ống tai giữa. Tuy nhiên khi thực hiện, cần chú ý làm sạch nguyên liệu kỹ lưỡng.
Bài thuốc từ lá hẹ và phèn chua: Phèn chua có tác dụng sát trùng, chống viêm và kháng khuẩn nhẹ. Bài thuốc từ phèn chua và lá hẹ có khả năng sát trùng mạnh hơn so với bài thuốc dùng đơn lẻ. Tuy nhiên theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, bài thuốc này có thể gây tắc nghẽn ống tai nếu thực hiện không đúng cách.
Chuẩn bị: 50g lá hẹ tươi; 50g phèn chua
Thực hiện:
- Lá hẹ đem ngâm với nước muối, rửa sạch và để ráo
- Cắt nhỏ lá hẹ, sau đó đun lá hẹ với phèn chua cho đến khi phèn chua chảy ra hoàn toàn
- Dùng hỗn hợp này tán thành bột và bảo quản trong lọ thủy tinh
- Mỗi lần dùng ½ thìa bột
- Cuộn tờ giấy thành chiếc tẩu và đặt vào ống tai
- Thổi bột thuốc vào
- Ngày thực hiện 2 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Các món ăn từ lá hẹ: Lá hẹ có tính mát, tác dụng thanh nhiệt và giải độc. Vì vậy bên cạnh các bài thuốc trên, bạn có thể bổ sung lá hẹ vào các món ăn hàng ngày nhằm giảm thân nhiệt và cải thiện sức khỏe. Sử dụng lá hẹ cho trẻ em còn cải thiện được một số triệu chứng toàn thân do viêm tai giữa gây ra như nóng sốt, lười ăn, rối loạn tiêu hóa,…

CẦN LƯU Ý GÌ KHI CHỮA VIÊM TAI GIỮA BẰNG LÁ HẸ?
Với ưu điểm dễ thực hiện, nguyên liệu dễ tìm và ít gây tác dụng phụ, cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên tình trạng phụ thuộc hoặc áp dụng bừa bãi có thể dẫn đến những rủi ro đáng tiếc.
Chính vì vậy khi áp dụng cách chữa này, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng. Để điều trị dứt điểm bệnh, bạn cần sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Một số cách chữa từ lá hẹ chưa được chứng minh về tính hiệu quả và độ an toàn đối với bệnh nhân viêm tai giữa. Vì vậy trước khi áp dụng, bạn nên tham vấn y khoa để tránh những tác dụng không mong muốn.
- Các bài thuốc sử dụng trực tiếp vào tai có nguy cơ gây tắc nghẽn ống tai hoặc làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh.
- Phải ngâm rửa lá hẹ kỹ, tránh tình trạng vi khuẩn từ thảo dược xâm nhập vào tai.
- Tác dụng của lá hẹ có tính đặc hiệu thấp và chậm phát huy. Do đó khi áp dụng cần thực hiện đều đặn từ 3 – 10 ngày.
Một số người bệnh có tâm lý lo sợ việc thăm khám và điều trị nên đã tự ý áp dụng các bài thuốc từ dân gian. Tuy nhiên việc áp dụng thiếu thận trọng các bài thuốc có thể khiến bệnh chuyển biến nặng nề.
Vì vậy khi cơ thể phát sinh các triệu chứng bất thường, cần chủ động đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị. Nếu có mong muốn thực hiện các cách chữa từ dân gian, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.