Tìm hiểu nguy cơ từ bệnh thừa sắt cùng chuyên gia Điều dưỡng SG

Rate this post

Bệnh thừa sắt là một rối loạn trong đó lượng sắt tích tụ quá nhiều trong cơ thể, không thể loại bỏ chất sắt trong cơ thể dẫn đến dự trữ sắt thừa, không được điều trị, các cơ quan sẽ ngưng hoạt động.

Tìm hiểu nguy cơ từ bệnh thừa sắt cùng chuyên gia Điều dưỡng SG
Tìm hiểu nguy cơ từ bệnh thừa sắt cùng chuyên gia Điều dưỡng SG

Thừa sắt là gì?

Theo Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, thừa sắt là một rối loạn mà quá nhiều sắt tích tụ trong cơ thể. Thông thường, ruột hấp thụ đúng lượng chất sắt từ thực phẩm. Cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt sẽ lưu trữ sắt thừa trong khớp và trong các cơ quan như gan, tim và tuyến tụy. Điều này có thể gây hại cho cơ thể bệnh nhân. Nếu không được điều trị, thừa sắt có thể làm cho các cơ quan ngừng hoạt động.

Bệnh sắc tố máu thứ phát xảy ra do các tình trạng khác mà bạn mắc phải. Bao gồm các: Một số loại bệnh thiếu máu. Người da trắng gốc Bắc Âu có nhiều khả năng mắc bệnh thừa sắt di truyền. Đàn ông có khả năng nhận được nhiều gấp 5 lần so với phụ nữ.

Có đến một nửa số người mắc bệnh sắc tố máu không có triệu chứng gì. Ở nam giới, các triệu chứng có xu hướng xuất hiện trong độ tuổi từ 30 đến 50. Phụ nữ thường không có dấu hiệu của tình trạng này cho đến khi họ trên 50 tuổi hoặc mãn kinh. Điều đó có thể là do họ mất sắt khi họ có kinh nguyệt và sinh con.

Các triệu chứng của bệnh thừa sắt như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh thừa sắt được các chuyên gia Cao đẳng Điều dương Sài Gòn liệt kê cụ thể như sau:

  • Đau khớp, đặc biệt là khớp ngón tay, cảm thấy mệt, giảm cân không rõ nguyên nhân, da có màu đồng hoặc xám, đau bụng, giả ham muốn tình dục, rụng tóc
  • Đôi khi, mọi người không nhận được bất kỳ triệu chứng nào của chứng rối loạn thừa sắt cho đến khi có vấn đề nảy sinh. Chúng có thể bao gồm:
  • Các vấn đề về gan, bao gồm xơ gan, bệnh đái tháo đường, nhịp tim bất thường, viêm khớp, rối loạn chức năng cương dương (gặp khó khăn khi cương cứng)
  • Nếu bạn uống nhiều vitamin C hoặc ăn nhiều thực phẩm có chứa nó, bạn có thể làm cho chứng rối loạn thừa sắt tồi tệ hơn. Lí do là vì vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt từ thực phẩm.

Nguyên nhân của bệnh thừa sắt

Theo Chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn có 2 loại thừa sắt là nguyên phát và thứ phát:

Thừa sắt nguyên phát

Thừa sắt nguyên phát là một rối loạn di truyền về gen khiến bạn hấp thu nhiều sắt từ thức ăn. Nguyên nhân thường gặp nhất của thừa sắt nguyên phát gây ra bởi đột biến gen. Người nhận một cặp alen bị khiếm khuyết từ cha và mẹ sẽ phát triển rối loạn này. Những người chỉ nhận được một alen của gen bị đột biến được gọi là người mang gen nhưng không xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Ở nam giới bị ứ sắt di truyền thường xuất hiện triệu chứng bệnh ở độ tuổi tầm 40 đến 60. Phụ nữ thường xuất hiện triệu chứng sau mãn kinh. Có hai loại thừa sắt nguyên phát là thừa sắt ở tuổi thanh thiếu niên và thừa sắt ở trẻ sơ sinh. Thừa sắt ở tuổi thanh thiếu niên thường gặp ở độ tuổi 15-30. Thừa sắt ở trẻ sơ sinh gây ứ đọng sắt nghiêm trọng ở gan của trẻ sơ sinh và thường gây tử vong.

Thừa sắt nguyên phát

Thừa sắt thứ phát xảy ra khi có sự ứ đọng sắt do các bệnh lí khác, ví dụ như: Thiếu máu, bệnh gan mạn tính (do nghiện rượu hoặc nhiễm virus viêm gan C), truyền máu thường xuyên, chạy thận nhân tạo.

 

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn

Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh thừa sắt

Thừa sắt nguyên phát

Những người tăng nguy cơ bị thừa sắt nguyên phát: người có người thân trong gia đình bị rối loạn này ví dụ như cha mẹ, anh chị em ruột hoặc ông bà, có nguy cơ cao hơn bị di truyền gen đột biến.Người châu Âu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Không phải tất cả những người được di truyền gen đột biến đều phát triển bệnh. Có nhiều người chỉ mang gen, có nghĩa là họ có gen nhưng không biểu hiện triệu chứng. Những người có nguy cơ cao là những người mang cả hai alen bị đột biến của gen HFE, một alen được nhận từ cha, một alen được nhận từ mẹ. Tuy nhiên, không phải tất cả họ đều phát triển triệu chứng.

Thừa sắt thứ phát

Những yếu tố nguy cơ của thừa sắt thứ phát bao gồm: nghiện rượu, tiền sử gia đình bị tiểu đường, bệnh tim hoặc bệnh gan; uống các thực phẩm chức năng có chứa sắt hoặc vitamin C có thể làm tăng lượng sắt mà cơ thể hấp thu.

Trên đây là thông tin về những nguy cơ khi mắc bệnh thừa sắt mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã đề cập đến các bạn, mong rằng qua bài viết các bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh thừa sắt và có một cuộc sống khỏe mạnh!

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn