Hẹp eo động mạch chủ là tình trạng hẹp thắt tạo eo của động mạch chủ, tình trạng hẹp eo động mạch chủ thường là do bẩm sinh và thường xuất hiện bên cạnh các khiếm khuyến khác của cơ thể
- Điều dưỡng SG tư vấn chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu
- Tìm hiểu về Block Xoang nhĩ từ chuyên gia Trường Dược Sài Gòn
- Tìm hiểu bệnh mất trí nhớ tạm thời từ chuyên gia Trường Dược Sài Gòn
Tìm hiểu chứng Hẹp eo động mạch chủ từ chuyên gia Dược Sài Gòn
Bài viết này hãy cùng các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu chi tiết về chứng bệnh Hẹp eo động mạch chủ
Hẹp eo động mạch chủ là bệnh gì?
Hẹp eo động mạch chủ là tình trạng hẹp thắt tạo eo của động mạch chủ – động mạch lớn nhất cơ thể mà tách ra từ trái tim của bạn- có nhiệm vụ mang máu giàu oxy đi khắp cơ thể. Khi xuất hiện bất thường này,tim sẽ phải dùng nhiều lực hơn để bơm máu qua chỗ thắt hẹp này của động mạch chủ.
Tình trạng hẹp eo động mạch chủ thường là do bẩm sinh. Bệnh có thể xảy ra từ nhẹ tới nghiêm trọng và có thể không được phát hiện cho đến khi trưởng thành, việc này tùy thuộc vào mức độ hẹp của động mạch chủ.
Nguyên nhân gây bệnh hẹp eo động mạch chủ?
Bác sĩ không chắc chắn về nguyên nhân gây ra bệnh hẹp eo động mạch chủ. Những lý do chưa biết, từ hẹp nhẹ tới nghiêm trọng tiến triển lên một đoạn của động mạch chủ. Mặc dù hẹp có thể diễn ra ở bất kì đoạn nào của động mạch chủ, nhưng chứng hẹp này lại thường khu trú ở gần một mạch máu gọi là ống động mạch. Tình trạng này thông thường khởi phát trong giai đoạn mang thai( bẩm sinh). Khiếm khuyết tim bẩm sinh thường gặp hơn những khiếm khuyết khác.
Hẹp eo động mạch chủ hiếm khi khởi phát trễ. Chấn thương có thể dẫn tới hẹp eo động mạch chủ. Tình trạng xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch) hoặc một tình trạng viêm động mạch (bệnh viêm động mạch Takayasu) có thể gây hẹp lòng động mạch, dẫn tới hẹp eo động mạch chủ thứ phát.
Hẹp eo động mạch chủ thường xảy ra bên dưới mạch máu xuất phát từ phần thân trên và trước các mạch máu dẫn đên phần dưới cơ thể. Điều này có thể dẫn đến cao huyết áp ở tay nhưng lại thấp ở cổ chân và mắt cá.
Khi bị hẹp eo động mạch chủ, buồng tim dưới bên trái (hay còn gọi là tâm thất trái) của tim sẽ hoạt động cật lực hơn để bơm máu qua khỏi chỗ hẹp, và huyết áp sẽ tăng trong tâm thất trái. Điều đó dẫn tới thành của tâm thất trái sẽ dày lên (phì đại).
Triệu chứng của bệnh hẹp eo động mạch chủ
Theo chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, triệu chứng của hẹp eo động mạch chủ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Hầu hết người mắc không có triệu chứng. Trẻ em có hẹp nghiêm trọng có thể biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng sớm, nhưng những trẻ bị nhẹ hơn khó có thể phát hiện cho tới khi trưởng thành. Người có các dấu hiệu và triệu chứng của những khiếm khuyết khác của tim có thể mắc song hành với hẹp eo động mạch chủ.
Những trẻ nhỏ có hẹp eo động mạch chủ nghiêm trọng có thể biểu hiện ra triệu chứng rất sớm sau sinh. Chúng bao gồm:
- Tím tái
- Dễ kích thích
- Đổ mồ hôi nhiều
- Khó thở
- Chậm lớn
Nếu không được điều trị, hẹp eo động mạch chủ ở trẻ có thể dẫn tới suy tim hoặc chết.
Đối với những trẻ lớn hơn và người lớn, hẹp eo động mạch chủ thường không biểu hiện triệu chứng vì tình trạng hẹp ít hơn. Nếu bạn có những dấu hiệu hay triệu chứng bộc lộ ra sau giai đoạn nhũ nhi( nhỏ hơn 12 tháng tuổi), bạn thường sẽ có huyết áp cao khi đo ở tay. Tuy nhiên, huyết áp ở chân lại thấp hơn. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
- Cao huyết áp
- Đau đầu
- Yếu cơ
- Chuột rút hay lạnh chân
- Cháy máu cam
- Đau ngực
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng ngoài giờ hành chính
Phương pháp để điều trị bệnh hẹp eo động mạch chủ
Tùy thuộc vào dộ tuổi ở thời gian chẩn đoán ra bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Các khiếm khuyết khác cũng có thể được xử lý cùng. Phương thức điều trị bao gồm phẫu thuật hoặc một phương pháp gọi là nong bằng bóng hoặc đặt ống thông(stent). Lựa chọn phương pháp thích hợp tùy thuộc vào bác sĩ.
Điều trị bệnh hẹp eo động mạch chủ bằng Phẫu thuật
Một số kỹ thuật mổ để sửa chữa chỗ hẹp của động mạch chủ. Bác sĩ có thể thảo luận với bệnh nhân kỹ thuật nào thì thành công nhất cho họ hay con của họ. các lựa chọn bao gồm:
- Phẫu thuật cắt nối tận-tận: phương pháp này liên quan đến loại bỏ đoạn hẹp của động mạch chủ sau đó nối 2 đầu lại với nhau.
- Phẫu thuật tạo hình lại đoạn hẹp: đoạn mạch máu dẫn máu đến vùng tay trái( động mạch dưới đòn trái), có thể được sử dụng để mở rộng chỗ hẹp của động mạch chủ.
- Phẫu thuật bắc cầu: kỹ thuật này liên quan đến việc bỏ qua đoạn hẹp bằng cách nối một ống bằng nhựa tổng hợp vào đầu trên chỗ hẹp và đầu dưới chỗ hẹp.
- Phẫu thuật tạo vá: bác sĩ có thể điều trị hẹp eo đồng mạch chủ bằng cách cắt ngang qua đoạn hẹp và gắn vào một miếng vá bằng vật liệu tổng hợp để mở rộng mạch máu. Phẫu thuật tạo vá sẽ hữu ích nếu hẹp một đoạn dài.
Nong mạch máu bằng bóng và đặt ống thông
Nong mạch bằng bóng, thường kết hợp đặt ống thông( stent), là một lựa chọn cho việc điều trị ban đầu hoặc để điều trị tái hẹp xảy ra sau phẫu thuật.
Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ và mềm dẻo chèn vào một mạch máu ở bẹn và luồn đến các mạch máu ở tim dưới hưỡng dẫn của tia X. Bác sĩ sẽ đặt bóng tại vị trí hẹp và bung bóng ra, lúc đó chỗ hẹp sẽ mở rộng ra và máu sẽ qua dễ dàng. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ dùng ống thông bàng hợp kim rỗng ruột để mở rộng đoạn hẹp lâu dài.
Điều trị bệnh hẹp eo động mạch chủ bằng Thuốc
Thuốc không được dùng để sữa chữa chỗ hẹp, nhưng nó được dùng để kiểm soát áp lực máu trước và sau đặt ống thông hay sau khi mổ. Mặc dù việc sữa chữa chỗ hẹp sẽ cải thiện huyết áp, nhiều người vẫn cần phải dùng thêm thuốc huyết áp, thậm chí sau đặt ống thông hay phẫu thuật thành công.
Trẻ em có hẹp nặng thường được cho thuốc để giữ ống động mạch mở. Điều này sẽ giúp dòng máu di chuyển bỏ qua chỗ hẹp đến khi hẹp được sửa chữa.
Qua bài viết từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn mong rằng bạn có được những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh hẹp eo động mạch chủ một cách hiệu quả.