Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Xét tuyển Cao đẳng Dược năm 2024

Cần lưu ý những gì về bệnh viêm VA ở trẻ em?

5 Bình chọn

Viêm VA là một trong những chứng bệnh thường gặp ở trẻ, nếu chủ quan hay không được nhận biết và điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ tiến triển thành những biến chứng, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. 

VA và viêm VA là gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn có chia sẻ, VA (Végétations Adénoides) là một tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu (lympho) nằm ở vòm họng, khi hít thở không khí sẽ đi vào mũi, qua VA rồi mới đến phổi. Thông thường, bề dày của VA khoảng 4-5mm nên không gây cản trở đường thở. VA bùng phát mạnh và phổ biến nhất ở trẻ nhỏ từ 6 tháng – 4 tuổi và thoái triển từ 5-6 tuổi trở đi. VA có chức năng nhận diện vi khuẩn để tạo ra kháng thể tiêu diệt chúng. Vì vậy, VA phải thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn và có thể bị vi khuẩn tấn công nếu sức đề kháng cơ thể yếu, không đảm bảo vệ sinh hoặc do yếu tố thời tiết như chuyển mùa, khói bụi… cũng gây nên tình trạng viêm VA.

Viêm VA cấp tính: là tình trạng viêm nhiễm cấp tính, có mủ ở khu vực amidan Lushka. Dấu hiệu nhận biết viêm VA cấp tính bao gồm:

Viêm VA mạn tính: Điều dưỡng viên cho biết đây là tình trạng VA quá phát hoặc xơ hóa sau nhiều lần viêm nhiễm cấp tính.

Khi khối viêm VA càng to khiến tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi càng tăng, nếu để lâu ngày sẽ chảy nước mũi thường xuyên, chảy nước mũi mủ (bội nhiễm) có màu vàng hoặc xanh. Nghẹt mũi về đêm hoặc nghẹt cả ngày hay thậm chí tắc mũi hoàn toàn, phải thở bằng miệng, nói khóc giọng mũi

Biến chứng của viêm VA là gì?

Viêm VA cấp tính

Viêm VA mạn tính

Điều trị viêm VA như thế nào?

Điều trị nội khoa: thường xuyên vệ sinh mũi và họng, nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối loãng sau khi đi ngoài hoặc sau khi ăn, kết hợp dùng kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa: phương pháp nạo VA. Nạo VA khi: Viêm VA tái phát nhiều lần (trên 5 lần/ năm) và kéo dài cả tháng hoặc  xuất hiện các biến chứng: viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy thường xuyên. Kích thước VA phình to, gây nghẹt mũi kéo dài, điều trị nội khoa không tiến triển, có chứng ngưng thở khi ngủ, khó nuốt và khó nói.