Báo động tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng

Rate this post

Hiện nay việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh cho con người đã khiến tỉ lệ đề kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng, đây chính là thảm họa chung đối với sức khỏe cộng đồng

Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng ở mức báo động
Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng ở mức báo động

Sự ra đời của kháng sinh đánh dấu kỷ nguyên mới của y học

Từ khi kháng sinh penicilline được phát hiện ra đến nay, hàng loạt kháng sinh và các thuốc tương tự đã được phát minh và đưa vào sử dụng. Sự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu kỷ nguyên mới về sự phát triển của y học, nó mở ra con đường mới về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.

Kháng sinh không chỉ được dùng để điều trị bệnh cho con người, kháng sinh còn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật, cũng như cho mục đích gia tăng sản xuất.

Việc phát hiện ra kháng sinh rất có lợi ích to lớn trong điều trị, chăm sóc người bệnh và cả thú y khi được kê đơn và điều trị đúng.

Lạm dụng kháng sinh thúc đẩy tỉ lệ đề kháng kháng sinh gia tăng

Giảng viên hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng hay nói cách khác là sử dụng kháng sinh một cách bừa bãi sẽ làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở nên kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Tình trạng kháng thuốc hiện nay đang là mối lo ngại của các bác sĩ lâm sàng trong điều trị và còn là một trong những thảm họa chung đối với sức khỏe cộng đồng.

Việc kháng thuốc có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như: Bác sĩ lạm dụng kháng sinh trong kê toa, người dân tự dùng thuốc điều trị vô tội vạ, những lỗ hổng trong quản lý dược phẩm của cơ quan y tế… tất cả đã khiến nhân loại phải đối mặt với thảm họa kháng thuốc và đã đẩy Việt Nam rơi vào “vùng trũng” của tình trạng kháng thuốc.

Hậu quả của việc đề kháng kháng sinh

Hiện nay trên thế giới đã xuất hiện nhiều vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Ở Việt Nam chúng ta, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng ở mức báo động.

Hiện trạng kháng thuốc khiến thời gian điều trị kéo dài, phát sinh thêm nhiều chi phí, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao và nguy cơ không có thuốc điều trị trong tương lai. Trong khi các kháng sinh mới thì chưa được tìm ra, còn kháng sinh cũ ngày càng bị kháng thuốc nhiều hơn. Các chuyên gia thế giới lo ngại một ngày kháng sinh là một “vũ khí” chống vi khuẩn không còn, do vi khuẩn kháng lại hết những vũ khí ấy”.

Trong giai đoạn từ năm 1983 đến 1987, Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh và từ năm 2008 đến nay gần như không có kháng sinh mới nào được tìm ra. Trong khi đó, các báo cáo về vi khuẩn kháng các loại kháng sinh cũ ngày càng tăng lên. Sự xuất hiện của các “siêu vi khuẩn” kháng kháng sinh khiến thế giới lo ngại, bởi siêu vi khuẩn là loại vi khuẩn có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín

Cần lưu ý gì khi sử dung thuốc kháng sinh?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, chúng ta không dùng kháng sinh để điều trị các bệnh do virus gây ra như cảm, cúm: Kháng sinh sẽ không có hiệu quả đối với tất cả lây nhiễm. Kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn chứ không phải đối với các loại lây nhiễm như virus, nguyên nhân của cảm, cúm.

Chúng ta hãy giữ kháng sinh cho riêng mình: Tuyệt đối không dùng chung kháng sinh với người khác. Người khác có thể có những nhiễm khuẩn khác nhau và không thể dùng cùng loại kháng sinh như mình, điều này có thể dẫn đến kháng thuốc.

Chúng ta không nên dùng thuốc kháng sinh còn thừa lại cho lần sử dụng sau.

Con người cần phải dùng kháng sinh đúng thời điểm: Nếu bạn được kê dùng kháng sinh, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ lời khuyên của bác sĩ là dùng kháng sinh như thế nào, vào thời điểm nào, dùng trong thời gian bao lâu.

Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện các bước đơn giản để phòng, chống nhiễm khuẩn như che miệng khi ho, hắt hơi. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị hoặc trước khi ăn hoặc sau khi ăn.

Tư vấn tuyển sinh!
Đăng ký trực tuyến
Zalo chat
Bản đồ hướng dẫn