Rối loạn tiền đình là một bệnh thường gặp với các triệu chứng như chóng mặt, xoay tròn, mất thăng bằng, gây ra sự khó chịu, mệt mỏi và tăng nguy cơ ngã. Vậy, liệu rối loạn tiền đình có thể được điều trị hay không?
- Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu canxi và cách khắc phục
- Cơ thể thay đổi ra sao sau khi ngừng thuốc tránh thai?
Rối loạn tiền đình có chữa được không?
Hiện tại, vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm cho chứng rối loạn tiền đình, do đó, người bệnh thường phải sống chung với bệnh suốt đời. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị có thể giúp hạn chế các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa cơn rối loạn tiền đình cấp.
Theo bác sĩ chuyên khoa đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết phương pháp điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của từng người bệnh. Thời gian điều trị cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ bệnh và cách phản ứng của mỗi bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu là các phương pháp nội khoa và thay đổi lối sống. Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh. Bệnh thường có tính chất tái phát, vì vậy, việc sử dụng thuốc không chỉ giúp điều trị triệu chứng trong các cơn cấp mà còn giảm nguy cơ tái phát.
Rối loạn tiền đình là một bệnh có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm, bao gồm trầm cảm, tai nạn ngã, đột quỵ và tai biến khác. Điều này đặc biệt quan trọng để người bệnh nhận được sự quan tâm và chăm sóc y tế thích hợp.
Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?
Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cho biết có một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị rối loạn tiền đình, bao gồm:
• Thuốc điều trị chóng mặt: Như Acetyl leucin (tanganil), flunarizin (sibelium), cinnarizin (stugeron)… Các loại thuốc này giúp làm giảm triệu chứng như ù tai, chóng mặt, buồn nôn.
• Thuốc giảm buồn nôn: Như Domperidol (motilium, mutecium), metoclopramide, các kháng histamine (scopolamine, dimenhydrinate hoặc promethazine)… Các thuốc này giúp cải thiện tình trạng buồn nôn, chóng mặt.
• Thuốc hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não: Như magie B6, piracetam, ginkgo biloba, almitrin-raubasin, betahistine… Các thuốc này giúp tăng cường lưu lượng máu đến não, giảm tình trạng hoa mắt và chóng mặt.
• Thuốc ức chế canxi: Ví dụ, flunarizin trong nhóm này giúp giảm triệu chứng đau nửa đầu, chóng mặt, thiểu năng tuần hoàn não, nhưng có tác dụng phụ như gây buồn ngủ và rối loạn tiêu hóa.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc là cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tái khám đúng hẹn là rất quan trọng để theo dõi tình trạng bệnh và điều chỉnh điều trị khi cần thiết.
Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cũng cho biết ngoài việc sử dụng thuốc, việc thay đổi lối sống lành mạnh và tập thể dục phù hợp cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình. Bệnh nhân nên tuân thủ các chỉ dẫn từ bác sĩ về chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt hàng ngày để tối ưu hóa hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát của bệnh.