Bệnh Chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da cơ địa là bệnh viêm da mạn tính, không lây, có tiền sử gia đình. Bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh.
- Tìm hiểu về chứng bệnh Viêm bao hoạt dịch cùng Điều dưỡng Sài Gòn
- Tìm hiểu về giai đoạn 12 tháng tuổi của trẻ cùng Điều dưỡng Sài Gòn
- Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn chỉ cách chăm sóc trẻ bó bột tại nhà
Hãy cùng các chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cùng tìm hiểu về các nguyên nhân – triệu chứng của bệnh Chàm thể tạng qua bài viết sau đây
Bệnh Chàm thể tạng là bệnh gì?
Các chuyên gia Y Dược cho biết bệnh Chàm thể tạng hay có tên gọi khác là viêm da thể tạng hay viêm da cơ địa, bệnh thường xảy ra ở đối tượng trẻ em. Bệnh chàm ở trẻ xuất hiện sớm khi bé mới 2 – 3 tháng tuổi. Những đứa trẻ lớn lên vẫn có thể mang bệnh đến tuổi trưởng thành. Ngoài ra những nhóm tuổi lớn hơn cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Bệnh có dấu hiệu gây ngứa và hay tái phát vì thế bệnh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta rất nhiều.
Nguyên nhân gây bệnh Chàm thể tạng?
Bệnh Chàm thể tạng có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào, độ tuổi nào. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm có thể do tác nhân từ cơ địa, thay đổi thời tiết hay rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra cũng có thể tác động từ những môi trường như phấn hoa hay dị ứng thức ăn.
Những gia đình có người bệnh chàm tổ đỉa hay hen suyễn, viêm mũi dị ứng cũng là yếu tố mạnh nhất gây nên bệnh. Nếu cha hoặc mẹ đã có bệnh dị ứng thì nguy cơ cao bé cũng sẽ dễ mắc bệnh. Có một số người mắc phải 3 bệnh trên và thường xuất hiện trước 30 tuổi và kéo dài cuộc đời.
Những nơi sinh sống như thành phố hay những quốc gia phát triển điều có mức độ ô nhiễm môi trường cao đáng báo động ảnh hưởng đến bệnh rất nhiều. Thức ăn không phải là nguyên nhân gây bệnh nhưng lại khiến tình trạng bé bị thể tạng nặng hơn. Nên hạn chế bé ăn các loại thức ăn đến từ sữa, sò cá biển. Trước khi ngừng thức ăn đó cho bé bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để mà trẻ có đủ chất dinh dưỡng khi phát triển sau này.
Những nguyên nhân về bệnh Chàm thể tạng vẫn còn được các chuyên gia đang nghiên cứu thêm.
Triệu chứng thường gặp của bệnh Chàm thể tạng?
Chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết, triệu chứng bệnh thể tạng là xuất hiện là những vùng da khô, tróc vảy và ngứa đầu và mặt đặc biệt là vùng gò má hay những vùng khác trên cơ thể. Bệnh nổi những mụn nước, vỡ ra, rỉ dịch và ngây ngứa thành từng cơn. Trẻ thường mất ngủ vì thường gãi hay chà xát lên giường để gãi ngứa.
Những bé từ 2 tuổi cho đến dậy thì thì có những tổn thương nơi khuỷa tay và đầu gối. Những ví trí khác có thể mắc bệnh là cổ, cổ tay, mắt cá hay nếp gấp giữa mông và đùi, gây ngứa, tróc vảy. Bệnh chàm thể tạng ngày càng trở nên sần sùi, bị tổn thương nặng.
Những người lớn thì ít khi bị Chàm thể tạng. Bệnh xảy ra chủ yếu là do tái phát căn bệnh hồi còn nhỏ. Những triệu chứng bệnh chàm người lớn có biểu hiện khác với trẻ em
Triệu chứng bệnh chàm ngứa người lớn chủ yếu xuất hiện vị trí cổ và mặt gây ảnh hưởng nhiều đến các vùng mắt, da rất khô và ngứa liên tục. Bệnh có thể gây ra nhiễm trùng nếu ta không chữa trị kịp thời.
Điều trị bệnh Chàm thể tạng
Để điều trị bệnh Chàm thể tạng, các bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng những loại mỡ tan sừng và thuốc uống chống ngứa. Nếu bị nhiễm trùng thứ cấp, có thể dùng Ampicilline, Amoclavic. Thuốc chống ngứa bao gồm: Pheramine 4 mg, Fastcet mg hay Clarityl 10mg. Tuy nhiên, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định cụ thể.
Trong quá trình điều trị, người bệnh không nên tắm quá lâu để tránh làm khô da. Nên cắt ngắn móng tay để trẻ không làm tổn thương da khi gãi. Ngoài ra, có thể sử dụng các chất làm ẩm da, mặc cho trẻ quần áo nhẹ làm bằng sợi bông. Tránh các chất và vật dụng có thể gây dị ứng.
Để có hiệu quả điều trị tối ưu nhất, người bệnh cần được khám da liễu và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
Phòng ngừa bệnh Chàm thể tạng
Các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã đưa ra những biện pháp hiệu quả nhằm phòng ngừa bệnh chàm thể tạng, cụ thể như sau:
- Nên tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, nên tắm trong khoảng thời gian ngắn từ 5 -10 phút vì tắm nhiều hơn có thể làn da bị khô. Không nên tắm nước nóng vì làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da. Chỉ sử dụng những xà phòng dịu nhẹ không gây rát cho da, hoặc bạn có thể sử dụng những chất làm sạch da và mang lại độ ẩm cho da.
- Móng tay nên cắt ngắn không nhọn. Điều này làm giảm khả năng tổn thương da khi bạn gãi. Để có thể ngăn ngừa tốt hơn người bệnh cần đeo găng tay để ngăn ngừa hiện cào gãi giữa đêm khiến cho người bệnh mất ngủ
- Quần áo phải được giặt giũ sạch sẽ, vệ sinh vùng da bị bệnh thường xuyên, tránh để các vùng da bị bệnh tiếp xúc với các loại hóa chất dùng để tẩy rửa, bụi bẩn… sẽ khiến cho bệnh lâu lành và rất khó để điều trị bệnh chàm dứt điểm.
- Cần giữ nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu nhất cho người bệnh. Vì những tình huống không khí quá khô, nóng làm bệnh nhân đổ mồ hôi tỏa ra rất nhiều nhiệt. Vì đây có thể là môi trường rất tốt để bệnh Chàm thể tạng phát sinh.
Trên đây là những thông tin về bệnh Tràm thể tạng mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã đề cập đến các bạn, qua bài viết này mong rằng qua bài viết các bạn có được các kiến thức cơ bản để có thể phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả nhất