Diclofenac là một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), hiện đang được sử dụng rất phổ biến với tác dụng giảm đau chống viêm, đặc biệt trong điều trị viêm khớp.
- Tìm hiểu phương pháp trị rong kinh cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
- Tìm hiểu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cùng chuyên gia Điều dưỡng SG
- Tìm hiểu về Viêm tụy cấp cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
Diclofenac hoạt động bằng cách giảm những chất trong cơ thể gây đau và viêm. Hãy cùng các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn cùng tìm hiểu về những bất lợi về tim mạch khi sử dụng Diclofenac
Thuốc Diclofenac là gì?
Diclofenac được sử dụng để điều trị đau nhẹ đến trung bình hoặc có dấu hiệu và triệu chứng của viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp. Biệt dược Cataflam của thuốc này cũng được sử dụng để trong đau bung kinh.
Nguy cơ khi sử dụng Diclofenac
Nguy cơ tim mạch khi sử dụng Diclofenac được các chuyên gia Cao đẳng Dược kể đến như sau:
Nguy cơ gặp các biến cố nhồi máu cơ tim, đột quỵ liên quan đến sử dụng Diclofenac, đặc biệt khi dùng liều cao (150mg/ngày). Nguy cơ tim mạch có thể gia tăng lên khi kéo dài thời gian sử dụng thuốc và tăng liều. Do đó, thuốc chỉ nên sử dụng ở liều thấp có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
Nhìn chung, lợi ích của Diclofenac vượt trội hơn nguy cơ. Tuy nhiên, nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ có thể xảy ra khi dùng Diclofenac toàn thân, đặc biệt sử dụng liều cao (150mg/ngày) và trong thời gian dài.
Khuyến cáo khi sử dụng Diclofenac
Khuyến cáo khi sử dụng Diclofenac được các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn đưa ra như sau:
Không nên dùng Diclofenac nếu có tiền sử dị ứng với aspirin hoặc NSAID (thuốc chống viêm không steroid). Diclofenac không được sử dụng cho bệnh nhân được chẩn đoán xác định suy tim sung huyết, bệnh động mạch ngoại biên, thiếu máu cơ tim cục bộ hay bệnh mạch máu não.
Sử dụng phải thận trọng với các đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao mắc biến cố tim mạch (tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, hút thuốc lá). Diclofenac có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ gây tử vong, đặc biệt là nếu sử dụng lâu dài hoặc dùng liều cao, mắc bệnh tim. Bệnh nhân đang được điều trị dài ngày bằng Diclofenac cần được đánh giá lại để quyết định xem thuốc còn phù hợp hay không.
Thuốc cũng có thể gây xuất huyết dạ dày có thể gây tử vong, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, suy tim, tắc nghẽn mạch máu đến tim hoặc não, bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc phẫu thuật loại bỏ huyết khối, bệnh nhân có các vấn đề mạch máu khác làm hạn chế lưu lượng máu đến chân không nên sử dụng Diclofenac nữa. Nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác như huyết áp cao, cholesterol máu cao, tiểu đường hoặc hút thuốc lá, bác sỹ sẽ phải đánh giá lại việc sử dụng Diclofenac và hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng có hiệu quả nhất.
Những lưu ý khi sử dụng Diclofenac?
Khi sử dụng Diclofenac cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Tránh uống rượu vì rượu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.
- Ngưng sử dụng Diclofenac và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có: Khó thở,phát ban, tăng cân nhanh, dấu hiệu xuất huyết dạ dày – ho hay nôn ra máu, phân hắc ín.
- Vấn đề về gan – buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, cảm giác mệt mỏi, các triệu chứng giống như cúm, chán ăn, nước tiểu đậm, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt);
- Vấn đề về thận – ít hoặc không đi tiểu, đi tiểu đau hoặc khó khăn, sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân, cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở;
- Tăng huyết áp – nhức đầu dữ dội, chảy máu cam, lo âu, lú lẫn; da nhợt nhạt, cảm thấy nhẹ đầu hoặc khó thở, nhịp tim nhanh, khó tập trung hoặc sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, sau đó phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng (đặc biệt ở mặt hoặc trên thân) và gây phồng rộp và bong tróc.
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Diclofenac nếu bạn dùng thuốc chống trầm cảm như Citalopram, Escitalopram, Fluoxetine , Fluvoxamine, Paroxetine, Sertraline. Dùng bất kỳ loại thuốc nào có NSAID có thể khiến bạn bị bầm tím hoặc chảy máu dễ dàng.
Tác dụng phụ của Diclofenac
Tác dụng phụ của Diclofenac được các chuyên gia kể đến như khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa; tiêu chảy, táo bón; đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ; nghẹt mũi; ngứa, tăng tiết mồ hôi;tăng huyết áp; đau hoặc sung ở cánh tay hoặc chân.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên bạn rằng hãy nói cho bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc hiện tại của bạn và bất kỳ loại thuốc nào bạn bắt đầu hoặc ngừng sử dụng, đặc biệt là Cyclosporin,;Lithium, Methotrexate; Rifampin, nhóm kháng nấm,thuốc điều trị tăng huyết áp.