Khi thời tiết chuyển lạnh, đôi khi bạn bị xuất hiện những mảng mề đay mẩn đỏ nổi lên và không biết mình gặp phải tình trạng gì. Vậy đó là tình trạng gì và nguyên nhân gây bệnh là gì?
- Điều dưỡng SG tư vấn chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu
- Tìm hiểu về Block Xoang nhĩ từ chuyên gia Trường Dược Sài Gòn
- Tìm hiểu bệnh mất trí nhớ tạm thời từ chuyên gia Trường Dược Sài Gòn
Theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về tình trạng nổi mề đay do lạnh!
TÌNH TRẠNG NỔI MỀ ĐAY DO LẠNH
Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, mề đay lạnh là tình trạng da phản ứng với không khí lạnh. Biểu hiện của bệnh là da sẽ nổi những mảng mề đay đỏ và ngứa khi gặp trời lạnh.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính xác của mề đay lạnh vẫn còn chưa rõ. Một số người do đặc điểm di truyền, nhiễm phải một loại virus hay căn bệnh nào đó có thể làm các tế bào da nhạy cảm hơn với lạnh.
Trong đa số trường hợp, sau khi tiếp xúc với lạnh, cơ thể sẽ sản sinh ra histamine và các hóa chất khác vào máu gây ra hiện tượng mắt đỏ và cảm giác ngứa.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh
Mề đay lạnh thường xuất hiện ở người lớn và đa số bệnh sẽ cải thiện trong vòng vài năm. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay lạnh, chẳng hạn như:
- Người trẻ tuổi và trẻ em: nguyên nhân là do dị ứng cơ địa. Tuy nhiên, bệnh sẽ tự cải thiện bệnh trong vài năm tới;
- Những người nhiễm trùng: như viêm phổi;
- Những người bị bệnh mãn tính: như viêm gan, hoặc ung thư;
- Người có đặc điểm di truyền nhất định: mặc dù, bệnh mề đay lạnh hiếm khi di truyền.
Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng phổ biến của mề đay lạnh bao gồm:
- Phản ứng da bao gồm những mảng mề đay đỏ và ngứa nhô lên bề mặt da;
- Sưng tay hoặc môi và cổ họng khi chạm vào đồ vật hoặc thực phẩm lạnh;
- Xuất hiện các triệu chứng nặng như sốt, nhức đầu, lo âu, mệt mỏi và đôi khi ngất xỉu. Một số trường hợp hiếm hoi, tim sẽ đập nhanh hoặc khó thở.
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ những dấu hiệu sau đây:
- Bất thường ở da khi tiếp xúc với không khí lạnh, ngay cả những phản ứng nhẹ nhất;
- Cảm thấy chóng mặt, khó thở hoặc sưng ở lưỡi hoặc họng.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.
PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH NỔI MỀ ĐAY DO LẠNH
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách đặt đá lạnh lên da trong vài phút. Nếu bạn bị mề đay lạnh, những mảng mề đay sẽ xuất hiện một vài phút sau khi bác sĩ lấy các viên đá.
Bệnh mề đay lạnh cũng xuất hiện ở người không bị bệnh mãn tính, nhưng bác sĩ sẽ yêu cầu làm một số xét nghiệm cơ bản để tầm soát xem bạn có đang mắc bệnh mãn tính nào hay không.
Các phương pháp điều trị bao gồm:
Sử dụng thuốc
Bạn có thể dùng các loại thuốc kháng histamin không cần kê toa để ngăn ngừa bệnh.
Nếu chúng không có hiệu quả, bạn cần phải khám bác sĩ để được sử dụng các loại thuốc có tác dụng mạnh hơn. Cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc để điều trị dị ứng lạnh, bao gồm:
- Thuốc kháng histamin: thuốc ngăn histamine phóng thích, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh;
- Cyproheptadine: một loại thuốc kháng histamin, ngoài ra còn có tác dụng lên các dây thần kinh;
- Doxepin (Silenor): dùng để điều trị lo âu và trầm cảm;
- Omalizumab (Xolair): dùng để điều trị bệnh hen suyễn và dị ứng với lạnh.
Biện pháp tự chăm sóc
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh mề đay lạnh nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Thuốc kháng histamin: sử dụng những loại thuốc này sẽ giúp ngăn chặn hoạt động của histamine – nguyên nhân gây ra dị ứng lạnh;
- Bảo vệ da khỏi những thay đổi đột ngột về nhiệt độ.
GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH NỔI MỀ ĐAY DO LẠNH
Để phòng tránh được những triệu chứng của bệnh nổi mề đay, theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, việc đầu tiên người bệnh cần phải giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với không khí lạnh. Bệnh không phân biệt giới tính, độ tuổi vì vậy bất kỳ ai cũng đều cần phải có những biện pháp chủ động đề phòng.
Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố gây nên những triệu chứng của bệnh nổi mề đay, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khiến bệnh mề đay xuất hiện hoặc tái phát. Cần mặc ấm và tránh để lạnh xảy ra đột ngột đặc biệt trong mùa đông giá rét, không nên nằm ngủ trong phòng có gió lùa hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Ngoài ra người bệnh nên lưu ý vệ sinh cá nhân sau khi ngủ và thức dậy để phòng tránh sưng phù. Khi bị nổi mề đay người bệnh tuyệt đối không nên gãi, nếu xuất hiện những triệu chứng của bệnh nổi mề đay thì cần phải nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để kịp thời điều trị.