Nhóm Opioid được biết đến là các chất tự nhiên và tổng hợp được sử dụng để giảm đau, tuy nhiên ít ai biết việc cha mẹ lạm dụng nhóm Opioid có thể làm tăng nguy cơ gây tự tử ở con cái
- Dược Sài Gòn lưu ý khi sử dụng Theophylin đối với các cơn hen
- Dược Sài Gòn hướng dẫn sử dụng Alpha-chymotrypsin an toàn hiệu quả
- Dược Sài Gòn tư vấn sử dụng thuốc metformin trong điều trị tiểu đường
Các Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết thuốc giảm đau nhóm opioid là nhóm các chất tự nhiên và tổng hợp, có các tính chất như morphine tác động lên các thụ thể opioid. Opioid bao gồm các loại thuốc phiện, các loại thuốc có nguồn gốc từ thuốc phiện, bao gồm cả morphin. Các opioid khác là các loại thuốc bán tổng hợp và tổng hợp như hydrocodone, oxycodone và fentanyl; thuốc đối kháng như naloxone và peptide nội sinh như endorphins.
Ngoài những công dụng của thuốc, trong một thống kê mới đây cho thấy, trong vòng 15 năm qua, tỷ lệ những người trẻ tuổi ở Hoa Kỳ tự tử tăng cùng khoảng đó thời gian việc người lớn sử dụng và lạm dụng chất gây nghiện cũng tăng lên đáng kể, làm dấy lên một lo ngại việc cha mẹ sử dụng chất gây nghiện Opioid làm tăng gấp đôi nguy cơ tử tự ở con cái. Các nhà nghiên cứu của Đại học Chicago và Đại học Pittsburgh đã công bố thành bài báo trên JAMA Psychiatry về mối liên quan giữa 2 yếu tố này.
Robert D. Gibbons – Tiến sĩ, Giáo sư Sinh học của Blum-Riese và là Giám đốc Trung tâm Thống kê Y tế tại UChicago và là tác giả chính của bài báo: “Cho đến nay, có rất ít sự nghiên cứu tập trung vào mối liên quan giữa sự gia tăng sử dụng chất gây nghiện ở người lớn với nguy cơ hành vi tự tử của trẻ em. Chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng giữa chúng có một mối liên quan như vậy là hợp lý bởi vì việc lạm dụng chất gây nghiện của cha mẹ là một yếu tố nguy cơ đã biết đối với việc tự tử của con cái. Ngoài ra, khi cha mẹ bị trầm cảm và đã cố gắng tự tủ cũng có liên quan đến hành vi tự tử của trẻ em, đặc biệt ở những cha mẹ có sử dụng chất gây nghiện”
Qua sự phân tích dữ liệu từ nghiên cứu với cỡ mẫu hơn 240.000 phụ huynh ở độ tuổi từ 30 đến 50, từ năm 2010 đến 2016 để đánh giá về mối liên quan này. Một nửa nhóm sử dụng chất gây nghiện trong ít nhất 1 năm. Nửa còn lại không có tiền sử sử dụng chất gây nghiện trong thời gian đó. Tỷ lệ cố gắng tự tử đã được nghiên cứu ở hơn 330.000 trẻ em, từ 10 đến 19 tuổi, từ hai nhóm phụ huynh này trong cùng khoảng thời gian kéo dài 6 năm.
Trong số những đứa trẻ có cha mẹ sử dụng chất gây nghiện, có đến 678 trẻ (chiếm 0,37%) đã cố tự tử. Còn với nhóm có cha mẹ không sử dụng chất gây nghiện, có 212 trẻ (chiếm 0,14%) đã cố tự tử. Từ kết quả khảo sát được, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc sử dụng chất gây nghiện của cha mẹ làm tăng gấp đôi nguy cơ cố gắng tự tử của con cái. Các kết quả có ý nghĩa thống kê ngay cả khi được điều chỉnh theo độ tuổi và giới tính của trẻ, trẻ hoặc cha mẹ bị trầm cảm hoặc sử dụng chất gây nghiện và tiền sử tự tử của cha mẹ.
Theo David A. Brent, MD, bác sĩ tâm thần và giáo sư về nghiên cứu tự tử tại Đại học Pittsburgh, cũng là một tác giả trên bài báo: “Những phát hiện này chứng minh rằng có sự liên quan giữa việc sử dụng chất gây nghiện của cha mẹ làm tăng gấp đôi nguy cơ hành vi tự tử của con cái. Sự lạm dụng chất gây nghiện ở người lớn và hành vi tự tử ở trẻ em dường như có mối liên hệ với nhau, và xu hướng gia tăng này thật sự đáng lo ngại về tỷ lệ tử vong do chất gây nghiện và do tự tử ở trẻ em có thể có nguồn gốc chung.”
Gibbons và Brent kêu gọi cải thiện định hướng chẩn đoán và điều trị cho các bậc cha mẹ sử dụng Opioid cũng như sàng lọc và giới thiệu sức khỏe tâm thần để chăm sóc con cái họ. Gibbons nói: “Những hành động này có thể giúp đảo ngược xu hướng gia tăng về tử vong do dịch bệnh song sinh tự tử và quá liều chất gây nghiện”.