Rối loạn tăng động giảm chú ý là một căn bệnh đáng chú ý ở trẻ em, căn bệnh này khiến cho rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng bởi nó ảnh hưởng đến cả tương lai của trẻ
- Tìm hiểu về bệnh Vảy nến cùng chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn
- Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách điều trị bệnh Ghẻ
- Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn tư vấn điều trị bệnh Vảy nến da đầu
Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh “rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em” qua bài viết sau đây!
BỆNH RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ EM
Các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em (Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder (ADHD) in children) là một rối loạn mãn tính ảnh hưởng đến hàng ngàn trẻ em và thường kéo dài đến tuổi trưởng thành. Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ là sự kết hợp của nhiều vấn đề như là khó chú ý một việc gì đó lâu, tăng động hơn, có hành vi bốc đồng.
Trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý có thể thấy bản thân kém giá trị trong xã hội, có vấn đề với các mối quan hệ, học hành sa sút.
Chưa thể chữa lành rối loạn này, nhưng có thể đương đầu với bệnh khá tốt. Điều trị điển hình bao gồm dùng thuốc và các can thiệp hành vi. Chẩn đoán, điều trị sớm giúp dự hậu tốt hơn.
Nguyên nhân gây bệnh
Các nhà nghiên cứu chưa biết chính xác nguyên nhân của rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ, nhưng họ cho rằng có thể liên quan đến:
- Di truyền: Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể xuất phát từ gia đình, gen di truyền đóng vai trò then chốt.
- Môi trường: Các yếu tố môi trường làm gia tăng nguy cơ.
- Quá trình phát triển: Lỗi trong quá trình phát triển hệ thống thần kinh.
Yếu tố nguy cơ
Rối loạn tăng động giảm chú ý gồm các yếu tố nguy cơ sau:
- Quan hệ huyết thống: Ba mẹ hoặc người thân thiết có rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc rối loạn tâm thần
- Tiếp xúc môi trường độc hại: Sơn, ống nước trong các tòa nhà cũ
- Lạm dụng thuốc, rượu, hút thuốc trong lúc mang thai
- Sinh non
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ EM
Vấn đề chính của rối loạn tăng động giảm chú ý là sự giảm chú ý và hành vi bốc đồng – tăng động. Triệu chứng bắt đầu trước 12 tuổi, ở một số trẻ triệu chứng đáng chú ý khi trẻ khoảng 03 tuổi. Triệu chứng có thể nhẹ, trung bình, nặng và kéo dài tới khi trưởng thành.
Rối loạn tăng động giảm chú ý xảy ra ở nam nhiều hơn nữ, các hành vi có thể khác nhau giữa nam và nữ. Ví dụ ở nam thì tăng động nhiều hơn, nữ thì giảm chú ý nhiều hơn.
Có 03 kiểu khác nhau của rối loạn tăng động giảm chú ý:
- Phần lớn là giảm chú ý: Các triệu chứng tập trung vào vấn đề giảm chú ý.
- Phần lớn là bốc đồng – tăng động: Các triệu chứng tập trung vào vấn đề bốc đồng, tăng động.
- Kết hợp: Có các triệu chứng kết hợp giữa giảm chú ý và bốc đồng – tăng động.
PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ EM
Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, điều trị cho tăng động giảm chú ý có khá nhiều phương pháp bao gồm thuốc, giáo dục, hướng dẫn, tham vấn. Những điều trị này làm thuyên giảm triệu chứng nhưng không chữa lành bệnh và có thể sẽ mất thời gian để tìm ra cách tốt nhất điều trị cho trẻ.
Sử dụng thuốc
Các thuốc có tính kích thích
Hiện nay, các thuốc có tính kích thích được dùng trong đơn thuốc cho rối loạn tăng động giảm chú ý. Các yếu tố kích thích thúc đẩy, cân bằng các chất hóa học trong não. Các thuốc này giúp cải thiện triệu chứng giảm chú ý và tăng động – thỉnh thoảng có tác dụng ngắn.
Có thuốc tác dụng ngắn, có loại thuốc tác dụng dài. Liều thuốc sẽ khác nhau tùy theo bệnh của trẻ, bác sĩ cần thời gian để tìm ra liều thích hợp cho từng trẻ. Báo bác sĩ khi có tác dụng phụ không mong muốn.
Các thuốc có tính kích thích và vấn đề tim mạch
Nguyên nhân tử vong ở trẻ có liên quan tới vấn đề tim mạch do dùng thuốc có tính kích thích rất ít. Khả năng gia tăng nguy cơ đột tử vẫn chưa được chứng minh, nhưng nếu có, thì chuyên gia tin rằng xảy ra ở trẻ đã có bệnh tim hoặc vấn đề tim mạch trước đó.
Bác sĩ phải loại trừ, chắc chắn trẻ không có bệnh tim và nói chuyện với người nhà về yếu tố nguy cơ của bệnh tim trước khi kê toa thuốc có tính kích thích.
Các thuốc khác
Một số thuốc khác cũng có hiệu quả điều trị. Các thuốc này tác dụng chậm hơn thuốc có tính kích thích, phải mất vài tuần để đạt hiệu quả tối ưu.
Liệu pháp hành vi
- Liệu pháp hành vi: Cha mẹ, giáo viên học cách thay đổi hành vi trẻ, ví dụ đưa ra cách khen thưởng khi trẻ có hành vi tích cực, phạt khi trẻ có lỗi
- Biện pháp tâm lý: Dùng cho các trẻ lớn hơn, giúp chúng giải quyết vấn đề chúng thắc mắc, học cách đương đầu với triệu chứng
- Huấn luyện kỹ năng làm cha mẹ: Giúp cha mẹ hiểu, học cách uốn nắn hành vi của trẻ
- Trị liệu từ gia đình: Việc này giúp cha mẹ, người nuôi trẻ giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống khi có trẻ mắc rối loạn
- Huấn luyện kỹ năng xã hội: Giúp trẻ đạt được hành vi chuẩn mực trong xã hội.
Điều trị liên tục
Kết quả tốt khi có sự kết hợp đồng đội khép kín giữa giáo viên, cha mẹ, bác sĩ và các chuyên gia trị liệu tâm lý.
Trong thời gian điều trị, trẻ phải khám bác sĩ đều đặn đến khi triệu chứng cải thiện nhiều, khám mỗi 4 tháng nếu triệu chứng vẫn còn. Báo bác sĩ khi trẻ bị tác dụng phụ của thuốc, không thèm ăn, khó ngủ, dễ cáu gắt.