Bệnh tăng huyết áp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, việc điều trị tăng huyết áp có thể nhờ bạn có một chế độ ăn hợp lý
- Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn cách điều trị bệnh Ghẻ
- Chuyên gia Điều dưỡng Sài Gòn tư vấn điều trị bệnh Vảy nến da đầu
- Điều dưỡng Sg cảnh báo những việc làm sai lầm khi điều trị cảm cúm
Tìm hiểu chế độ ăn cho người tăng huyết áp từ chuyên gia Dược Sài Gòn
Chế độ ăn giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp
Chuyên gia tại Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn tư vấn chế độ ăn hợp lí giúp dự phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp, cụ thể:
Chế độ ăn giảm muối
Khi bạn sử dụng một lượng muối lớn, sẽ làm tăng tính thẩm thấu tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với natri, ion Na+ sẽ được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp (THA). Điều này đồng nghĩa với việc các tế bào của bạn sẽ hấp thu một lượng nước nhiều hơn đây chính là một trong những lý do khiến bạn uống nhiều nước hơn khi chót lỡ ăn mặn.
Khi lượng nước trong các tế bào quá nhiều khiến cho áp lực lên thành mạch tăng lên, điều này khiến huyết áp của bệnh nhân tăng cao. Vì vậy một chế độ ăn ít muối luôn được các Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo đối với bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp. Bệnh nhân tăng huyết áp cũng nên hạn chế những loại thực phẩm tự nhiên chứ nhiều muối như như thủy, hải sản, thịt, sữa và các sản phẩm của sữa… Trong 100g thực phẩm, lượng natri có như sau: cua bể (316mg), cua đồng (453mg), tôm đồng (418mg). Trong 100g sữa bò tươi chứa 380mg, sữa bột toàn phần là 371mg. Những thực phẩm có nhiều natri là những loại thịt gia cầm đóng hộp, hun khói, sấy khô. Các loại cá và sản phẩm chế biến như: cá hun khói, đóng hộp, các món ăn cá chế biến sẵn; tất cả các loại rau quả đóng hộp, các loại mắm đóng chai, mì ăn liền,…
Chế độ ăn tăng cường sử dụng thực phẩm giàu kali, calci, magie
Chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết bệnh nhân tăng huyết áp nên tăng cường sử dụng những thực phẩm giàu kali, calci, magie. Bởi kali, calci, magie có tác dụng hạ huyết áp và giúp bệnh nhân ổn định được huyết áp của mình, đặc biệt là đối với Kali. Kali có tác dụng tăng thải natri, vi chất này cũng được phân bố rộng rãi trong thực phẩm và lượng thay đổi khác nhau tùy nhóm thực phẩm: một khẩu phần ăn lý tưởng cho bệnh nhân tăng huyết áp trung bình cần cung cấp khoảng 2,5-3,0g kali/ngày.
Bệnh nhân mắc căn bệnh tim mạch này có thể tăng cường sử dụng các loại rau quả chứa nhiều Kali như: khoai tây, su hào, bí đao, mướp, đậu đỗ, sữa,… một chế độ ăn giàu kali (4-5g/ngày) có thể giảm huyết áp ở những người có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp.
Chế độ ăn giảm chất béo và duy trì cân nặng
Một chế độ ăn chứa quá nhiều chất béo có thể khiến tình trạng tăng huyết áp của bạn trở nên trầm trọng hơn, chế độ ăn giảm chất béo tổng số từ 38-40% năng lượng khẩu phần giảm xuống 20-25% hoặc tăng tỷ lệ giữa acid béo không no và acid béo no từ 0,2 lên 1 sẽ giúp bệnh nhân tăng huyết áp giảm được huyết áp một cách rõ rệt.
Bệnh nhân tăng huyết áp thay vì bổ sung thịt có thể bổ sung chất đạm từ cá, dầu cá,…bởi trong những thực phẩm này có các acid không no n-3 và n-6, ngoài ra chế độ ăn có nhiều cholesterol cũng ảnh hưởng không tốt đến việc điều trị và dự phòng tăng huyết áp.
Theo chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp dự phòng những biến chứng nguy hiểm của bệnh và các bệnh lý tim mạch, theo đó tổng nguồn năng lượng từ ngũ cốc chỉ nên chiếm 55-67% tổng năng lượng trong ngày. Đối với những người mắc tăng huyết áp trên nền một người béo phì thì nên hạn chế tinh bột. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần ăn đầy đủ các nhóm chất như: Chất đạm, Chất béo, Vitamin và chất khoáng. Đặc biệt bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc điều trị do Bác sĩ chỉ định và sử dụng thuốc đúng liều, đúng đường dùng và kiểm tra huyết áp định kỳ