Mề đay còn gọi là phong chẩn khối và nguyên nhân là do phong hàn, phong nhiệt hay một số nhân tố. Để trị bệnh bạn có thể tham khảo một số phương pháp YHCT khá hiệu quả.
Tuỳ thuộc vào từng cơ thể của người bệnh, một vài phương pháp đơn giản sau đây không giúp người bệnh chữa hết bệnh triệt để nhưng cũng ngăn chặn được các cơn ngứa, sưng tấy da, hay đỏ da.
Thể phong hàn
Hay gặp ở bệnh dị ứng nổi ban do lạnh hay tiếp xúc nước lạnh. Biểu hiện da hơi đỏ hoặc sắc trắng, gặp lạnh hay phát bệnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn
Theo quan niệm của người xưa, khi mắc bệnh mề đay thể phong hàn thường sử dụng các dược liệu có sẵn trong tự nhiên như muối i-ốt, muối hột hay lá tía tô để làm xoa dịu cơn ngứa.
Hiện nay có nhiều người sử dụng theo cách pha loãng nước muối vào để tắm vì muối có chất làm sạch giúp diệt khuẩn và giảm thiểu được phần nào cơn ngứa trên cơ thể.
Theo thầy thuốc Y học cổ truyền dưới đây là một số bài thuốc chữa thể phong hàn:
Bài thuốc số 1: Quế chi 8g; Tử tô 12g; Kinh giới 16g; Phòng phong 12g; Gừng sống 6g; Ké đầu ngựa 16g; Ý dĩ 16g; Đan sâm 12g; Bạch chỉ 8g
Bài thuốc số 2: Quế chi 8g; Bạch thược 12g; Tử tô 12g; Kinh giới 12g; Phòng phong 8g; Bạch chỉ 8g; Gừng sống 12g; Ma hoàng 6g
Trong quá trình sử dụng thuốc nếu do quá trình ăn uống (dị ứng hải sản, thực phẩm gây dị ứng, phấn hoa, côn trùng,…) thêm Sơn tra, Thần khúc, Hoắc hương mỗi thứ 8 – 12g. nếu bị táo bón thêm Đại Hoàng 6g.
Thể phong nhiệt
Biểu hiện da đỏ, nóng rát, các nốt ban đỏ, nóng rát, miệng khát. Khi gặp thời tiết nóng kèm theo có gió thì bệnh có thể phát rát hoặc tăng thêm. Quan sát thấy mạch phù sắc, chất lưỡi đỏ rêu vàng hoặc trắng.
Bài thuốc chữa thể phong nhiệt: Kim ngân hoa 16g; Bồ công anh 12g; Ké đầu ngựa 16g; Kinh giới 16g; Lá dâu 16g; Phù bình 8g; Thuyền thoái 6g; Sinh địa 12g; Thổ phục linh 16g; Sa tiền tử 16g
Ngoài bài thuốc trên thì còn có phương pháp chữa bằng châm cứu. thường châm các tả huyết: huyết hải, khúc trì, đại chuỳ, tam âm giao. Trong quá trình ăn uống thì châm thêm huyệt Túc tam lý.
Các nguyên liệu trên đem đi rửa với nước cho sạch bụi bẩn và các chất bám bên ngoài. Sau đó thêm nước đem đi đun sắc lại đến khi còn được một phần nước thì tắt bếp. nên dùng thường xuyên mỗi ngày 1 thang thuốc, uống thuốc khi thuốc còn ấm và lưu ý uống hết thuốc không để thuốc đến ngày tiếp theo. Khi bệnh đã thuyên giản thì người bệnh có thể sử dụng thêm các thang thuốc nữa để tránh tình trạng tái phát xảy ra khi ngưng thuốc.
Ngoài cách sử dụng bài thuốc trên thì người bệnh nên thường xuyên vệ sinh nơi ngủ, phòng ăn, phòng khách. Theo bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền, bạn cần tránh tiếp xúc với động vật có lông, nếu bị dị ứng với phấn hoa và côn trùng thì nên hạn chế để cây cảnh trong phòng. Thường xuyên tập thể dục, uống thêm nhiều nước sẽ giúp cơ thể bạn có sức đề kháng cho cơ thể hơn, người bệnh không tự ý bỏ thuốc trong quá trình sử dụng.
Phụ nữ có thai hay cho con bú là đối tượng đặc biệt nên cần tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Trong tự nhiên cây cỏ được xem là vị dược liệu sử dụng rộng rãi nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất do đó hiện nay có rất nhiều tình trạng lạm dụng các vị thuốc để điều trị. Do đó người bệnh cần cân nhắc biểu hiện bệnh của mình so với các triệu chứng nêu trên để đưa ra biện pháp điều trị mề đay bằng bài thuốc nào cho hợp lý.
Các phương pháp điều trị mề đay nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, khi có các dấu hiệu trở nặng về bệnh mề đay người bệnh nên đến ngay các cơ sở Y tế gần nhất để khám và tư vấn đầy đủ hơn.