Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Xét tuyển Cao đẳng Dược năm 2024

Điều dưỡng Sài Gòn giải đáp thắc mắc về bệnh ung thư cổ họng

Rate this post

Ung thư cổ họng là loại ung thư liên quan đến cổ họng và được xem là một trong những bệnh nguy hiểm bởi khó có dấu hiệu để phát hiện bệnh từ sớm

Điều dưỡng Sài Gòn giải đáp thắc mắc về bệnh ung thư cổ họng

Cổ họng là một ống cơ bắt đầu ở phía sau mũi và kết thúc ở cổ. Ung thư cổ họng thường bắt đầu ở những tế bào vảy nằm bên trong cổ họng của bạn. Bài viết dưới đây Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về bệnh ung thư cổ họng.

Ung thư cổ họng là gì?

Ung thư cổ họng là loại ung thư liên quan đến thanh quản, thanh âm và các phần khác của cổ họng như amidan và vòm miệng.

Ung thư cổ họng thường có hai nhóm chính: Ung thư họng và ung thư thanh quản. Nhìn chung, loại ung thư này không phổ biến bằng các dạng ung thư khác.

Ung thư cổ họng là căn bệnh ác tính xuất hiện khi các khối u phát triển trong cổ họng, thanh quản hoặc hạch hầu (amidan) làm ảnh hưởng nghiêm trong đến chức năng nuốt, nói và thở của bạn.

Các dạng bệnh ung thư cổ họng cơ bản

Mặc dù các trường hợp mắc ung thư cổ họng đều liên quan đến sự phát triển của các tế bào bất thường nhưng bác sĩ sẽ phân loại các tế bào này thành các loại đặc thù, cụ thể để có thể tìm ra phương pháp trị bệnh thích hợp nhất.

Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết có hai loại ung thư cổ họng cơ bản:

Dấu hiệu điển hình cảnh báo cơ thể đã bị ung thư cổ họng

Ở các giai đoạn sớm, bệnh ung thư cổ họng rất khó để phát hiện. Nhưng căn bệnh này cũng có những dấu hiệu điển hình, các dấu hiệu cụ thể như sau:

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn đang có các triệu chứng trên và chúng không khỏi sau 2−3 tuần.

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn đang có các triệu chứng điển hình của bệnh ung thư cổ họng

Các yếu tố cơ bản cũng như nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ họng

Theo những thông tin mà Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã cập nhật được thì nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ họng ở đàn ông cao hơn ở phụ nữ. Thói quen sống nhất định như hút thuốc; Uống rượu quá nhiều;Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn; Tiếp xúc với amiăng; Vệ sinh răng miệng kém; Hội chứng di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư cổ vọng.

Ung thư cổ họng có liên quan đến một loại virus gây u nhú ở người – HPV, một loại virus lây nhiễm qua đường tình dục. Nhiễm HPV là một yếu tố nguy cơ đối với một số bệnh ung thư hầu họng. Ung thư cổ họng cũng liên quan đến một số loại ung thư khác. Thực tế, một số người mắc ung thư cổ họng cũng được chẩn đoán bị ung thư thực quản, phổi hoặc bàng quang cùng một thời điểm.

Các giai đoạn cụ thể của bệnh ung thư cổ họng

Theo Điều dưỡng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, ung thư cổ họng gồm các giai đoạn tiến triển sau đây:

Giai đoạn 0: Khối u chưa xâm lấn vào các mô ngoài cổ họng;

Giai đoạn 1: Khối u nhỏ hơn 2 cm và hạn chế tới vòm họng;

Giai đoạn 2: Khối u có kích thước từ 2-4 cm nhưng vẫn còn hạn chế tới vòm họng;

Giai đoạn 3: Khối u lớn hơn 4 cm, phát triển và lan sang các mô và cơ quan lân cận;

Giai đoạn 4: Khối u đã lan sang các hạch bạch huyết và các cơ quan xa hơn.

Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư cổ họng như thế nào?

Nếu được phát hiện được bệnh ung thư cổ họng ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân rất cao. Ung thư cổ họng có thể không được chữa khỏi hoàn toàn khi các tế bào ác tính đã lan đến nhiều bộ phận trong cơ thể, không chỉ đơn thuần nằm ở đầu và cổ.

Nếu được phát hiện được bệnh ung thư cổ họng ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân rất cao

Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn tiếp tục điều trị cho bệnh nhân để kéo dài sự sống và giảm quá trình phát triển của bênh.

Ngăn ngừa ung thư cổ họng với lối sống lành mạnh

Cũng theo Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì hiện nay không có bất kỳ phương pháp nào để ngăn ngừa hoàn toàn ung thư cổ họng nhưng bạn có thể duy trì một lối sống lành mạnh, không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia cũng như giảm nguy cơ mắc HPV để giảm nguy cơ mắc bệnh.