Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Xét tuyển Cao đẳng Dược năm 2024

Chuyên gia Trường Dược Sài Gòn hướng dẫn chăm sóc trẻ khi bị sốt

Rate this post

Sốt là một trong những nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy cha mẹ phải đưa trẻ đến bác sĩ. Nếu không xử trí kịp thời có thể rất nguy hiểm.

Chuyên gia Trường Dược Sài Gòn hướng dẫn chăm sóc trẻ khi bị sốt

Theo chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Sốt thực chất là một phản ứng thích ứng toàn thân mang tính bảo vệ của cơ thể, hạn chế quá trình nhiễm khuẩn do phản ứng miễn dịch tăng cao. Trong sốt tăng chức phận của các cơ quan, tăng chức phận khử độc, chống độc của gan, giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, tăng tạo kháng thể, bổ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên để sốt cao kéo dài thì cơ thể sẽ bị suy kiệt, rối loạn chuyển hóa, bé trở nên khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn. Nguy hiểm hơn là nhiễm độc thần kinh, co giật gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy phụ huynh cần nắm được cách chăm sóc trẻ ở nhà khi bị sốt để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị sốt

Chuyên gia sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi trẻ bị sốt cụ thể như sau:

 Nếu bé đang sốt, không nên đắp chăm thêm vì như vậy sẽ càng làm cho thân nhiệt tăng lên. Lúc này qua trình sinh nhiệt cao hơn quá trình thải nhiệt. Nên nới rộng quần áo, mặc quần áo mỏng, tháng mát. Giữ nhiệt độ phòng khoảng 22 độ C tránh gió lùa.

 Nếu bé ra nhiều mồ hôi là dấu hiệu chứng tỏ thân nhiệt của bé đang giảm, đã qua giai đoạn nguy hiểm. Lúc này bạn cần lau khô mồ hôi bằng khăn ấm, thay quần áo cho bé. Cho bé bú nhiều hơn, uống nước nhiều hơn. Đối với trẻ lớn có thể cho trẻ uống thêm nước hoa quả…

Chúng ta phải chườm ấm cho trẻ với nhiệt độ nước chườm thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1 đến 2 độ C. Đặt khăn ở 2 nách, 2 bẹn còn khăn còn lại dùng để lau toàn thân. Thay khăn mỗi khi khăn lạnh và không được chườm ở đầu hay ở ngực trẻ. Vậy tại sao khi trẻ sốt lại không chườm lạnh cho trẻ vì lúc này nhiệt độ của trẻ tăng cao đúng không. Nếu chườm lạnh sẽ làm các mạnh máu co lại càng làm cho nhiệt độ trong cơ thể tăng lên thậm trí nếu chườm lạnh bé có thể giảm thân nhiệt một cách đột ngột gây nguy hiểm cho trẻ.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thông báo tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM 2019

Trong trường hợp bé bị sốt không có triệu chứng của tiêu chảy thì cho bé ăn bình thường, nên ăn những thức ăn lỏng như cháo, nước canh, súp.. những thức ăn dễ tiêu, mền và ấm. Cho trẻ uống nhiều nước cả ban ngày và ban đêm vì sốt làm cơ thể bé mất nhiều nước và điện giải qua mồ hôi và hơi thở. Ngoài nức đun sôi để nguội có thể cho bé uống nước cháo muối, nức dừa, nước canh, nước đường. Nếu trẻ bị tiêu chảy thì không nên cho trẻ ăn sữa công thức với cách ăn bú bình mà thay vào đó là cho ăn từng thìa và tăng cường cho bú mẹ. Nếu bé cho dấu hiệu khỏi bệnh thì dần dần cho bé ăn chế độ ăn bình thường trở lại.

Chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳg Điều dưỡng Sài Gòn cho biết nếu Bé thấy người mệt, thì bé sẽ tự động nằm nghỉ. Còn khi bé không muốn nằm, thì không nên bắt buộc. Giúp trẻ ngồi dậy, vận động đi lại xung quanh có thể cho bé xem những chương trình yêu thích hay chơi những trò chơi nhẹ nhàng.

Bạn nên ghi đo thân nhiệt và ghi vào lúc sáng, chiều và ghi rõ thời gian cụ thể. Theo dõi cùng với các dấu hiệu khác như nôn ói, tiêu chảy, ho… để cung cấp thông tin diễn biến tình trạng bệnh cho bác sĩ.

Khi bé sốt trên 38,5 độ C, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt và nên cho bé uống theo ơn của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng, thời gian sử dụng thuốc

Lúc này phụ huynh cần giữ bình tĩnh, nhanh chóng tìm một vật cứng phẳng như cán muỗng quấn gạc đặt vào giữa hàm răng, cho trẻ nằm nghiêng đầu qua một bên, cởi bỏ quần áo, chườm ấm cho trẻ và dùng thuốc hạ sốt ngay qua đường hậu môn. Tuyệt đối không cố gắng mở miệng bé hay ôm chặt bé. Không đắp khăn ướt lên ngực, lau rượu chà chanh, cạo gió hay đổ bất cứ nước gì vào miệng trẻ. Theo dõi trẻ và đưa trẻ đến cơ sơ y tế gần nhất.

Hy vọng những hướng dẫn chăm sóc tại nhà khi trẻ bị sốt từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ, hạn chế được những tình trạng xấu xảy ra đối với sức khỏe của trẻ.