Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Xét tuyển Cao đẳng Dược năm 2024

B.s Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về dấu hiệu gai cột sống phổ biến

Rate this post

Gai cột sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Các dấu hiệu gai cột sống thường gặp là đau trên đốt sống lưng, cổ, tê bì chân tay,…

gai cột sống

Hãy theo dõi bài viết sau để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn những dấu hiệu gai cột sống phổ biến!

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA BỆNH GAI CỘT SỐNG

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, gai cột sống là hiện tượng cột sống xuất hiện mẩu gai xương, chèn ép dây thần kinh gây đau nhức. Cơ chế gây ra bệnh gai cột sống là do các đĩa đệm giữa hai đốt sống bị thoái hóa, dẫn đến mềm, xẹp. Hai đốt sống sẽ liên tục cọ xát vào nhau dẫn đến xương bị kích thích. Canxi tập trung về khu vực hai đốt sống và hình thành nên gai xương.

Gai xương trên cột sống thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng,… Các gai xương này sẽ chèn ép các dây thần kinh, gây ra hiện tượng đau buốt. Về lâu về dài, gai cột sống sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như tê bì chân tay, hạn chế cử động, bại liệt,…

Các dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống là:

Trên đây là những dấu hiệu thường gặp ở người bệnh gai cột sống. Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được điều trị bệnh.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH GAI CỘT SỐNG

Dùng thuốc Tây

Bệnh nhân gai cột sống cần phải có sự chỉ định dùng thuốc của bác sĩ trước khi dùng. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng một số loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Một số loại thuốc thông dụng giúp giảm đau, kháng viêm đó là: Diclofenac, Ibuprofen, Paracetamol,…

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể được chỉ định dùng thêm một số loại viên uống vitamin B như vitamin B6, vitamin B1, vitamin B2,…

Bên cạnh thuốc uống, người bệnh gai cột sống còn có thể điều trị những cơn đau nhức bằng thuốc bôi, giúp giảm đau hiệu quả.

Khi dùng thuốc Tây để trị gai cột sống, bệnh nhân cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không nên dùng thuốc quá liều hoặc thường xuyên bỏ liều.

Áp dụng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong những biện pháp giúp người bệnh gai cột sống có thể cải thiện được triệu chứng đau nhức do gai cột sống gây ra, ngăn chặn được những biến chứng của bệnh.

Người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn một số bài tập kéo giãn cột sống, làm thông các dây thần kinh,…

Tập luyện vật lý trị liệu là một phương pháp khá an toàn. Những bài tập này giúp người bệnh giảm đau, chung sống hòa bình với bệnh.

Dùng các bài thuốc dân gian

Bên cạnh dùng thuốc Tây, bệnh gai cột sống còn có thể được điều trị bằng các bài thuốc nam. Trong dân gian có nhiều bài thuốc giúp giảm đau xương khớp, đả thông kinh mạch,… Tác dụng của các bài thuốc Nam, thuốc Đông y thường đến chậm. Do đó, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc để chữa bệnh.

Hiện nay, kết hợp y học cổ truyền với thuốc Tây đang là xu hướng được nhiều bác sĩ áp dụng. Dùng thuốc Tây với các bài thuốc Nam sẽ giúp cho bệnh nhân mau chóng đẩy lùi cơn đau, hồi phục hồi chức năng của cột sốt.

Lưu ý, trước khi áp dụng các bài thuốc Nam trị gai cột sống, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ. Khi dùng thuốc Nam, người bệnh cần tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ y học cổ truyền, cần ngưng sử dụng nếu thấy xuất hiện dị ứng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng, chỉ dành cho những trường hợp bệnh nặng. Nếu các gai xương chèn ép các dây thần kinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, dễ gây các biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ gai xương.

Khi sau thực hiện phẫu thuật, các gai xương vẫn có thể xuất hiện trở lại ở vị trí cũ. Điều này có nghĩa gai cột sống không thể điều trị dứt điểm. Do đó, cách tốt nhất là là người bệnh thay đổi lối sống, sống lành mạnh hơn, điều ấy giúp cho bệnh không biến chuyển nặng.

Lưu ý, sau khi phẫu thuật cắt bỏ gai xương, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để theo dõi định kỳ. Nếu gai xương xuất hiện trở lại, các bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp để giải quyết, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hơn.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng uy tín

PHÒNG TRÁNH BỆNH GAI CỘT SỐNG

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, bệnh gai cột sống xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: thoái hóa do tuổi tác, lao động nặng, ngồi hoặc nằm sai tư thế, chấn thương cột sống, lối sống không lành mạnh,… Do đó, để phòng tránh gai cột sống và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, chúng ta cần thực hành một lối sống lành mạnh, cụ thể như sau:

Đặc biệt, khi vùng lưng và cổ xuất hiện triệu chứng đau nhức bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị ngay.