Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Xét tuyển Cao đẳng Dược năm 2024

Chuyên gia Dược Sài Gòn chia sẻ khác biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm

Rate this post

Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn và nghĩ rằng hai bệnh là một

Cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau

Hãy theo dõi bài viết này để cùng các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu những điểm khác biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm!

CẢM LẠNH VÀ CẢM CÚM

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó hay gặp nhất là các chủng Rhinovirus, riêng virus này lại có tới hơn 100 chủng khác nhau. Các loại virus khác cũng gây cảm lạnh có thể kể đến là Enterovirus, Coronavirus. . .

Với bệnh cảm lạnh thông thường, chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng ( viêm họng), và các xoang ( viêm xoang). Người bệnh thường sẽ ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và hơi gai lạnh. Các triệu chứng của cảm lạnh thường biểu hiện từ từ, cơ thể mệt mỏi khoảng 3-4 ngày và tự hết trong 7 đến 10 ngày.

Cảm cúm là gì?

Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra.

Triệu chứng điển hình ở người mắc bệnh cúm:

Phân biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm

Hội chứng đau là một dấu hiệu khá nổi bật của cúm, giúp phân biệt với cảm lạnh thông thường. Trẻ em bị cúm thường bị đau đầu, đau cơ bắp, đau nhức khắp mình mẩy. Trẻ nhỏ chưa biết nói thường chỉ thể hiện ra là quấy khóc, kích thích nhiều.

Nếu chỉ quan sát triệu chứng, rất khó để phân biệt được cảm cúm và cảm lạnh. Các triệu chứng của cảm cúm thường kéo dài và đi kèm với sốt, run rẩy và đau cơ. Trong khi đó triệu chứng cảm lạnh thường ngắn hơn và chỉ đi kèm với tình trạng chảy mũi và sốt nhẹ.

Theo các giảng viên giảng dạy Cao đẳng Y Sài Gòn, trong hầu hết các trường hợp, những người bị cảm cúm sẽ khỏi bệnh trong 5 – 7 ngày. Quan trọng là cần nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước. Ngược lại, bệnh cúm thường có tốc độ lay lan khá nhanh và chủ yếu là lây lan qua đường hô hấp, do người bệnh hít phải không khí có chứa virus cúm. Có nhiều chủng virus cúm có thể gây bệnh từ nhẹ, hoặc thành đại dịch, một số chủng có độc tính cao gây nhiều chứng nguy hiểm đến tính mạng. Cảm cúm gặp ở mọi đối tượng nhưng người già, trẻ em và phụ nữ mang thai nếu mắc cúm dễ gặp các biến chứng nghiêm trong hơn như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi và những bất thường cho sản phụ, thai nhi.

Chính vì vậy người bệnh cần phân biệt cảm lạnh và cảm cúm để có biện pháp điều trị tích cực ngay từ đầu tránh các biến chứng nguy hiểm trên.

Cách điều trị cảm lạnh và cảm cúm

Cảm lạnh và cảm cúm đều là bệnh gây ra bởi virus nên không có thuốc đặc trị, chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng, nâng cao thể lực, sức đề kháng và chờ bệnh tự khỏi. Cần điều trị biến chứng nếu không may có biến chứng xảy ra. Luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nghi ngờ mắc cảm cúm, đặc biệt đối với những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh như người lớn tuổi, trẻ sơ sinh hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Phòng ngừa cảm lạnh và cảm cúm

Để phòng bệnh chung cho cả cảm lạnh thông thường và cúm mùa thì trước tiên cần phải nâng cao sức đề kháng bằng dinh dưỡng: nên ăn uống đủ chất, tăng cường các loại rau, hoa quả chứa nhiều vitamin C, cân đối các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất béo, chất đạm), uống đủ nước.

Một cách phòng bệnh chủ động hơn dành cho bệnh Cúm đó là tiêm ngừa, dành cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Tùy theo độ tuổi mà chúng ta tiêm ngừa bao nhiêu mũi trong 1 lộ trình

VAXIGRIP – VACCIN CÚM DÀNH CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN

Vắc xin Vaxigrip được chỉ định dự phòng bệnh cúm, đặc biệt trên những người có nguy cơ biến chứng cao

Nguồn gốc

Sanofi Pasteur (Pháp)

Chỉ định

Vắc xin Vaxigrip được chỉ định dự phòng bệnh cúm, đặc biệt trên những người có nguy cơ biến chứng cao

Lịch tiêm chủng

Vắc xin cúm dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn, lịch tiêm như sau:

Lịch tiêm 2 mũi: cho trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi:

Lịch tiêm 1 mũi: cho trẻ dưới 9 tuổi đã từng tiêm vắc xin cúm, trẻ trên 9 tuổi và người lớn.

Nên tiêm chủng nhắc lại hàng năm hoặc vào đầu các mùa có nguy cơ bùng phát dịch.

Liều dùng

Trẻ từ 6-36 tháng tuổi: 0, 25ml.

Trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên và người lớn: 0, 5ml.

Đường dùng

Tiêm bắp hay tiêm dưới da sâu.

Lắc kỹ để tạo hỗn dịch đồng nhất trước khi tiêm.

Cách dùng

Để dùng dạng trình bày một liều 0. 5ml chứa sẵn trong bơm tiêm cho các trẻ có chỉ định liều 0. 25ml (nửa liều): đẩy piston một cách chính xác đến mức vạch trên bơm tiêm để loại bỏ nửa thể tích. Thể tích còn lại được dùng để tiêm cho trẻ.

Để dùng dạng trình bày một liều 0. 5 ml trong ống tiêm cho các trẻ có chỉ định liều 0. 25ml (nửa liều): Dùng bơm tiêm chia vạch hút một nửa thể tích có trong ống, phần thể tích còn lại trong ống tiêm không được tiêm hay giữ lại.

Để dùng dạng lọ đa liều: sát khuẩn nắp lọ tiêm, dùng bơm tiêm vô khuẩn gắn sẵn kim tiêm rút từng liều đơn từ lọ đa liều. Lặp lại thao tác này cho các liều tiếp theo.

Lưu ý: giữa các lần rút thuốc và trong bất kỳ trường hợp nào, không quá 5 phút kể từ khi ngưng rút thuốc, lọ vắc xin phải được đặt vào tủ lạnh để bảo quản ở nhiệt độ 2-80C (không để đông băng).

Thận trọng khi sử dụng

Không được tiêm Vaxigrip vào tĩnh mạch.

Do trong vắc xin có vết neomycin, thiomersal nên cẩn trọng với người dị ứng với các thành phần này.

Thận trọng khi sử dụng cho người suy giảm miễn dịch.

Tác dụng không mong muốn

Phản ứng tại chỗ: ban đỏ (quầng đỏ), sưng, đau, bầm máu, nốt cứng.

Phản ứng toàn thân: sốt, khó chịu, run rẩy, mệt mỏi, đau đầu, đổ mồ hôi, đau khớp và đau cơ.

Tương tác thuốc

Vắc xin Vaxigrip có thể tiêm cùng thời điểm với các vắc xin khác nhưng phải tiêm ở các vị trí khác nhau.

Đáp ứng miễn dịch có thể giảm khi đang dùng thuốc ức chế miễn dịch khác.

Bảo quản

Vắc xin Vaxigrip được bảo quản ở nhiệt độ 2-80C nhưng không để đông băng và tránh ánh sáng

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về cảm lạnh và cảm cúm, đồng thời là những hướng dẫn về cách sử dụng thuốc vacxin để điều trị bệnh hiệu quả