Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Xét tuyển Cao đẳng Dược năm 2024

Các xét nghiệm viêm gan B thường dùng nhất hiện nay

5 Bình chọn

Xét nghiệm viêm gan B là cách tốt nhất để phát hiện sớm và ngăn ngừa tổn thương gan. Vậy các xét nghiệm viêm gan B phổ biến hiện này gồm những gì và các xem xét kết quả xét nghiệm ra sao?

Khi nào cần xét nghiệm viêm gan B

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. HBV là một trong 5 loại virus có thể gây viêm gan siêu vi nguy hiểm. Tương tự như viêm gan C, viêm gan B có nguy có trở nên mạn tính và gây ra nhiều biến chứng bao gồm cả xơ gan.

Việc chẩn đoán viêm gan B có thể được yêu cầu khi người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến viêm gan cấp tính. Các xét nghiệm thường được đề nghị đối với một số đối tượng như:

Việc xét nghiệm, chẩn đoán viêm gan B cũng được chỉ định cho những người nhiễm viêm gan B mạn tính, thường là 6 tháng một lần. Trong một số trường hợp, xét nghiệm cũng được chỉ định để xác định liệu trình điều trị có hiệu quả hay không.

Các xét nghiệm viêm gan B phổ biến hiện nay

Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết để chẩn đoán viêm gan B, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các dấu hiệu tổn thương gan như vàng da hoặc đau bụng. Sau đó, yêu cầu người bệnh thực hiện các biện pháp chẩn đoán như:

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể phát hiện các dấu hiệu của virus viêm gan B trong cơ thể và có thể cho biết mức độ gây tổn thương của virus là cấp tính hay mạn tính. Xét nghiệm máu tương đối đơn giản thường được thực hiện để xác định xem người bệnh có miễn dịch với virus viêm gan không. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng được dùng để chẩn đoán các bệnh viêm gan khác như viêm gan A và C.

Siêu âm gan: Siêu âm gan là một xét nghiệm đặc biệt để xác định mức độ tổn thương của gan.

Sinh thiết gan: Sinh thiết gan là một xét nghiệm có thể đánh giá mức độ tổn thương của gan và tầm soát các biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư. Bác sĩ có thể lấy một mẫu gan nhỏ thông qua một cây kim mỏng xuyên qua da, đi vào gan. Sau khi thu được mô, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết trong phòng thí nghiệm.

Xét nghiệm chức năng gan: Kiểm tra chức năng gan rất quan trọng ở những người bị viêm gan, đặc biệt là viêm gan B. Xét nghiệm này có thể cho bác sĩ biết về số lượng Enzyme do gan tạo ra. Nồng độ gan thay đổi hoặc men gan cao cũng là một dấu hiệu gan bị tổn thương hoặc viêm. Các kết quả xác định chức năng gan có thể giúp bác sĩ xác định phần nào hoạt động của gan có bình thường hay không. Nếu kết quả này dương tính, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành các biện pháp chẩn đoán viêm gan B, C hoặc các dạng nhiễm trùng gan khác.

Cách xem kết quả xét nghiệm viêm gan B

Hiểu kết quả viêm gan B là điều quan trọng để có biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý. Kết quả chẩn đoán viêm gan B thường được thực hiện thông qua một loạt xét nghiệm máu. Theo chia sẻ từ kỹ thuật viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm viêm gan B thường là:

Xét nghiệm HBsAg (Kháng nguyên bề mặt viêm gan B): Xét nghiệm kháng nguyên bề mặt viêm gan B là dấu hiệu huyết thanh học đầu tiên ở người bệnh viêm gan B. Các dấu hiệu sớm nhất có thể xuất hiện sau 1 tuần và muộn nhất là 9 tuần sau khi nhiễm virus. Nếu kết quả dương tính có nghĩa là người bệnh đã nhiễm viêm gan B và có thể lây truyền virus cho người khác. Kết quả âm tính nghĩa là một người không bị viêm gan B. Xét nghiệm này chỉ có thể xác định tình trạng người bệnh có hoặc không nhiễm virus viêm gan B. Xét nghiệm không xác định được tình trạng nhiễm trùng là cấp tính hay mãn tính.

Xét nghiệm Anti – HBc hoặc HBcAb (kháng nguyên lõi viêm gan B): Kháng nguyên lõi viêm gan B thường xuất hiện rất sớm và tồn tại suốt đời. Vì vậy xét nghiệm này thường được sử dụng để đánh giá tình trạng của các bệnh nhân đã bị phơi nhiễm virus viêm gan B. Nếu kết quả dương tính có nghĩa là một người đã nhiễm viêm gan B hoặc đang trong quá trình hồi phục sau điều trị tích cực.

Xét nghiệm Anti – HBs hoặc HBsAb (Kháng thể bề mặt viêm gan B): Xét nghiệm kháng thể bề mặt viêm gan B được sử dụng để kiểm tra khả năng miễn dịch với viêm gan B. Xét nghiệm thường được chỉ định cho bệnh nhân sau khi khỏi bệnh hoặc đã tiêm vắc – xin phòng viêm gan B. Nếu xét nghiệm dương tính có nghĩa là người bệnh được miễn dịch với viêm gan B.

Xét nghiệm HBeAg (kháng nguyên viêm gan B): Xét nghiệm này thường được thực hiện ở những bệnh nhân nhiễm trùng cấp tính mới. Sự xuất hiện của HBeAg thường có liên quan đến nồng độ DNA virus viêm gan B cao và tăng khả năng lây nhiễm cho người khác.

Xét nghiệm kháng thể IgM và IgG (tổng số lõi chống viêm gan B): Xét nghiệm này có thể được sử dụng để phát hiện tình trạng nhiễm virus viêm gan B cấp tính và mạn tính. Các kháng thể IgM được tạo ra ngay sau khi người bệnh nhiễm virus viêm gan B. các kháng thể IgG được tạo ra để đáp ứng với kháng nguyên cốt lõi trong quá trình nhiễm trùng và thường tồn tại suốt đời. Xét nghiệm IgM dương tính cho thấy người bệnh bị nhiễm viêm gan B cấp tính. Xét nghiệm IgG dương tính là dấu hiệu đã từng nhiễm viêm gan B trong quá khứ.

Bên cạnh các xét nghiệm viêm gan B phổ biến như trên, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm gan khác như Aspartate Aminotransferase (AST), Alanine Aminotransferase (ALT) và Gamma – Glutamyl Transferase (GGT) để theo dõi tiến triển của bệnh. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết gan để đánh giá mức độ tổn thương và khả năng phục hồi của gan để có biện pháp xử lý phù hợp